Rủi ro nợ xấu gia tăng, ngân hàng đề nghị quy định về quyền đòi nợ
Đảm bảo đúng bản chất nợ xấu khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ Cần một “ngã rẽ” để khơi thông thị trường mua bán nợ xấu “Cục máu đông” nợ xấu chưa tan |
Ngân hàng tiếp tục đề nghị nhanh chóng luật hóa, chứng khoán hóa trong xử lý nợ xấu. Ảnh: ST |
Niềm tin suy giảm ảnh hưởng tới cam kết trả nợ
Trong báo cáo tại hội nghị sơ kết ngành ngân hàng mới đây, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) cho biết, Ngân hàng đã xây dựng và thực hiện thành công Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Kết quả nổi bật là lợi nhuận trước thuế tăng trên 200%, nợ xấu giảm từ 8,1% xuống còn 1,86%, chất lượng quản trị, điều hành được nâng cao. Vì thế, Agribank đã xây dựng và trình NHNN phê duyệt Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, nhiều khoản nợ xấu đang tiềm ẩn nhờ Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ. Theo NHNN, tính tới 30/6/2023, đã có trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, tổng dư nợ gốc và lãi được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ là gần 62.500 tỷ đồng. |
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, lãnh đạo một trong 4 “big 4” ngân hàng lại lo ngại về vấn đề kiểm soát nợ xấu.
Theo ông Phạm Đức Ấn, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, quy mô sản xuất bị thu hẹp, tồn kho tăng cao, cạn kiệt nguồn thu, khó khăn trong trả nợ ngân hàng dẫn đến nợ xấu gia tăng mặc dù NHNN đã có cơ chế cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
“Thực tế, tỷ lệ nợ xấu của Agribank thời điểm 30/6/2023 đã tăng lên đúng bằng thời điểm kết thúc cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 và áp lực gia tăng trong thời gian tới là rất lớn”, Chủ tịch HĐTV Agribank thẳng thắn chia sẻ.
Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chia sẻ, bất động sản vẫn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nghề khác, nên MB dành khoảng 20% hạn mức tín dụng để tài trợ cho lĩnh vực này.
6 tháng đầu năm 2023, MB đã cấp khoảng 147.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng cho bất động sản, tăng 4,2% so với năm 2023, với 80% dư nợ bất động sản là cho vay khách hàng cá nhân mua nhà, còn lại khách hàng doanh nghiệp có dư nợ khoảng 31.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% tổng dư nợ của MB.
Mặc dù đã có chỉ đạo sát sao của Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc cho thị trường bất động sản nhưng ông Ánh cho biết, tiến độ giải quyết còn chậm, đặc biệt về việc định giá đất, phê duyệt quy hoạch còn gặp các vướng mắc về thẩm quyền, trình tự, phương pháp tính tại các địa phương. Đối với khách hàng doanh nghiệp là chủ đầu tư thì không hoàn thiện được dự án theo tiến độ dự kiến do vướng mắc pháp lý, khó khăn về nguồn vốn triển khai, áp lực nợ và trái phiếu đến hạn than toán lớn, sụt giảm doanh thu, người mua nhà gây áp lực trả lại sản phẩm.
“Đối với khách hàng cá nhân mua nhà, ngoài việc suy giảm nguồn thu để trả nợ, các vướng mắc pháp lý của dự án cũng gây mất niềm tin cho người mua nhà, trì hoãn việc trả nợ, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng”, Tổng giám đốc MB nêu rõ.
Cần quy định về quyền đòi nợ
Từ những lo lắng về nợ xấu của ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã nêu kiến nghị, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, ban hành hướng dẫn về định giá khoản nợ xấu thông qua tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam theo quy định của Luật Giá, từ đó hình thành thị trường mua bán nợ.
Cũng về hành lang pháp lý cho nợ xấu, ông Phạm Như Ánh đề nghị Quốc hội và Chính phủ luật hoá các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng triển khai thu hồi nợ an toàn, hiệu quả.
Theo lãnh đạo MB, các cơ quan chức năng cần xem xét cơ chế cho phép "chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất" tạo điều kiện để ngân hàng xử lý nợ xấu đối với các dự án đang triển khai dở dang và giúp tăng nguồn cung nhà ở.
Chia sẻ thêm về giải quyết vướng mắc trong xử lý nợ xấu, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) cho rằng, cần có chính sách bảo vệ nhà đầu tư, quyền và lợi ích của ngân hàng, củng cố hoạt động lành mạnh của ngân hàng.
“Người cho vay đang chịu nhiều rủi ro nhất, cơ quan quản lý cần có những quy định về quyền đòi nợ, quyền xử lý nợ. Ngân hàng có quyền đòi nợ, người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ”, Tổng giám đốc VPBank nói.
Ngoài ra, theo ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), chỉ có giảm được lãi suất cho vay mới đảm bảo được tăng trưởng tín dụng, giảm nguy cơ nợ xấu phát sinh, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay và đặc biệt góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước phát triển.
Tin liên quan
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
14:35 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
14:43 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
11:31 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform