Sau sự cố nước sông Đà, người dân KĐT Tân Tây Đô vẫn “đỏ mắt” chờ nước
Tính đến ngày 25/10, các tòa nhà tại KĐT Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội) vẫn trong tình trạng không có nước sinh hoạt. Lưu lượng nước quá ít, nhỏ giọt, không đủ để bơm lên các tầng của các tòa nhà. Sáng sớm, hàng ngàn hộ dân tại các tòa nhà vẫn phải xếp hàng xuống dưới sân để xách từng xô nước bơm từ bể nước ngầm về sinh hoạt. Nhiều gia đình phải đi mua nước bình về ăn uống, tắm giặt.
Theo phản ánh của cư dân Tân Tây Đô, tình trạng này đã diễn ra gần 10 ngày nay. Sau khi thông báo cắt nước sông Đà vì ô nhiễm, những ngày sau đó, công ty cấp nước cũng cắt luôn nguồn nước sinh hoạt và chưa cấp trở lại.
| |
Người dân xếp hàng xách từng can nước về nhà sử dụng. |
Mới đây, cư dân KĐT Tân Tây Đô cũng đã có đơn cầu cứu gửi các cơ quan chức năng về việc này. Trong đơn thư cho biết, trong vụ nước nguồn sông Đà bị ô nhiễm cặn dầu thải, người dân Tân Tây Đô không hề nhận được bất kỳ lời cảnh báo nào từ các đơn vị cung cấp nước ngoài nội dung: Cư dân cứ dùng bình thường, chỉ là do lượng clo dư nên nước có mùi.
“Suốt 1 tuần nay, dù theo thông báo của công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà là sẽ cấp nước miễn phí cho dân để thau rửa bể, cũng như cách đây ít ngày đã có thông báo cấp nước trở lại, nhưng đến nay, cư dân Tân Tây Đô vẫn chưa có nước để sử dụng. Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại văn bản số 4554/UBND-ĐT, sáng 24/10/2019, đại diện Sở Xây dựng đã có buổi làm việc với các Ban Quản trị các Toà nhà, đã phân tích và chỉ rõ nguyên nhân lưu lượng nước thấp, đã lập Biên bản làm việc, đã yêu cầu các đơn vị cấp nước ngay lập tức “điều tiết, vận hành hệ thống cấp nước trong khu đô thị đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cư dân trong ngày 24/10/2019.
| |
Người dân xuống khu vực sân tòa nhà giặt quần áo vì tại các căn hộ không có nước. |
Tuy nhiên, thực tế đến hiện nay các Toà nhà vẫn chưa thể có đủ nước bơm cho cư dân sử dụng”, đơn thư nêu rõ.
Theo đơn gửi các cơ quan chức năng, cư dân KĐT Tân Tây Đô cho biết, phía công ty nước giải thích ngừng cấp nước do nhiều hộ dân không đóng tiền nước. “Nhưng thực tế thì cư dân không phải không đóng tiền, mà chỉ chưa đóng tiền do chưa làm rõ căn cứ pháp lý vì không có hợp đồng mua bán nước.
Anh Hồ Sỹ Thắng, cư dân KĐT Tân Tây Đô cho biết: “KĐT có nhiều trẻ em và người già không có nước dù chỉ để vệ sinh cá nhân. Riêng gia đình tôi có 4 người mỗi ngày dùng tiết kiệm chỉ ăn uống và rửa cũng mất ít nhất 2 bình nước. Sự cố kéo dài khiến cuộc sống của các hộ dân bị đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ thống trục rác của tòa nhà không có nước thau rửa, bốc mùi hôi thối kéo dài nhiều ngày nay tiềm ẩn những nguy cơ về dịch bệnh. Chúng tôi rất mong muốn UBND TP sớm chỉ đạo quyết liệt để giúp người dân KĐT”.
Nói thêm về việc này, anh Hồ Sỹ Thắng cho rằng, việc công ty đột ngột cắt nước xuất phát từ việc ban quản lý KĐT Tân Tây Đô dù đã kết thúc thời hạn 3 tháng thử nghiệm sử dụng đường ống nước sông Đà từ cuối năm 2018, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành thủ tục đánh giá bàn giao hạ tầng cho công ty cấp nước Tây Hà Nội tiếp quản để ký trực tiếp với dân. Do đó, từ nhiều tháng nay việc cấp nước vẫn không có bất cứ hợp đồng ràng buộc nào.
“Trong thời gian chạy thử nghiệm, người dân vẫn đóng đầy đủ tiền nước, thậm chí còn đóng đến tận tháng 5/2019. Sở dĩ nhiều hộ dân ngừng đóng chỉ vì mong muốn được ký hợp đồng trực tiếp, có hóa đơn thu chi rõ ràng với công ty cấp nước. Nhưng đến nay vẫn đề vẫn chưa được ban quản lý KĐT và công ty cấp nước Tây Hà Nội xử lý, nên người dân bị mắc kẹt ở giữa”, anh Thắng cho biết.
Chị Trần Thu Hương, (tòa HHB, KĐT Tân Tây Đô) cho biết, từ nhiều ngày nay gia đình chị cũng như những hộ dân khác phải sống trong cảnh thiếu thốn nước sinh hoạt. Đều đặn mỗi buổi sáng, vợ chồng chị Hương lại phải xếp hàng đợi xách từng xô nước dưới tầng 1 lên tận tầng 10 để phụ vụ sinh hoạt cả gia đình 6 người, có ngày phải xin nghỉ làm để ở nhà tích trữ nước. Tuy nhiên, lượng nước dưới bể chứa ngầm tầng 1 cũng không nhiều, nên gia đình chị vẫn phải mua thêm nước lọc đóng bình để dùng hàng ngày. “Nhiều hộ dân đưa con nhỏ, người già về quê ơ tán, nhưng nhà tôi các cháu nhỏ thì còn bé quá, cháu lớn thì đang đi học, nên không thể nghỉ. Nhiều ngày cả nhà phải nhịn tắm, hoặc ra nhà nghỉ tắm giặt rồi về. Thậm chí nhà vệ sinh cũng phải đậy kín nắp vì không có nước xả. Lượng nước dưới bể chứa tầng 1 quá ít, không đủ lưu lượng để bơm lên các phòng ở các tầng.
Chúng tôi cũng đã có kiến nghị và Sở xây dựng, chính quyền địa phương đã vào làm việc với ban quản lý KĐT Tân Tây Đô và công ty cấp nước. Khi cơ quan chức năng đến thì nước được bơm to, nhưng khi họ về thì nước lại cắt, chỉ còn nhỏ giọt. Đến nay sau hơn 1 năm sử dụng đường ống nước sông Đà, nhưng chúng tôi vẫn chưa được ký hợp đồng trực tiếp với công ty cấp nước Tây Hà Nội. Trách nhiệm của chủ đầu tư là phải cấp nước cho người dân, nhưng nay lại dọa cắt nước, mai dọa cắt nước. Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương sớm can thiệp với ban quản lý KĐT Tân Tây Đô, sớm giải quyết các thủ tục bàn giao để người dân nộp tiền nước và được ký hợp đồng trực tiếp với công ty cấp nước Tây Hà Nội.
Sở Xây dựng yêu cầu cấp nước trở lại
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng phòng Hạ tầng, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, ngày 24/10, đã tổ chức cuộc họp giữa các thành viên ban quản trị các tòa nhà KĐT Tân Tây Đô và cơ quan chức năng.
Theo ông Hùng, Sở Xây dựng Hà Nội đã nhận được phản ánh của người dân về vấn đề mất nước. Với vai trò quản lý nhà nước, Sở Xây dựng Hà Nội đã họp với cư dân để giải quyết các vấn đề trước mắt, yêu cầu công ty nước sạch cấp nước trở lại và yêu cầu huyện Đan Phượng sớm họp thống nhất phương án giải quyết để cấp nước ổn định cho người dân.
"Vấn đề chủ yêu là tranh chấp giữa các bên, khi công ty nước sạch thì kêu người dân không đóng tiền nước nên không có vốn. Còn người dân lại kêu không được ký hợp đồng mua nước. Chúng tôi đã yêu cầu huyện Đan Phượng nhanh chóng vào giải quyết vẫn đề mâu thuẫn giữa các bên để cấp nước trở lại", ông Hùng nói thêm.
Trao đổi rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Quy, Chủ tịch xã Tân Lập, huyện Đan Phượng cho hay, tổ dân phố KĐT Tân Tây Đô đã có văn bản kiến nghị chính quyền địa phương sớm can thiệp với ban quản trị toàn nhà để người dân có nước sử dụng.
“Vấn đề này do tranh chấp giữa các bên. Ở giữa, xã cũng đã nhiều lần can thiệp. Đây là trách nhiệm của ban quản trị toàn nhà, chủ đầu tư, bán nhà thì phải cấp nước cho người dân. Xã đã giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng KĐT, nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa giải quyết được nhiều vướng mắc với người dân. Chính quyền xã đã phối hợp với cơ quan công an và báo cáo lên huyện để có phương án xử lý, cấp nước cho người dân”, ông Quy cho biết.
Trước thời điểm có nước sạch sông Đà, từ khi nhận bàn giao nhà và vào sử dụng năm 2014, hơn 10.000 người dân tại KĐT Tân Tây Đô vẫn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo, nhiễm asen vượt quá quy chuẩn của Bộ Y tế. Cụ thể, theo kết quả kiểm tra chất lượng nước gần nhất vào ngày 3/10/2017, hàm lượng asen có trong nước tại khu đô thị Tân Tây Đô (chưa qua thiết bị lọc) là 0,02mg/l, gấp 2 lần so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Sau nhiều làn cầu cứu chủ đầu tư, các cơ quan chức năng, đến ngày 27/9/2018, người dân KĐT này mới được sử dụng nguồn nước Sông Đà từ công ty cấp nước Tây Hà Nội. |
Tin liên quan
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng cục Hải quan kịp thời khắc phục sự cố Hệ thống công nghệ thông tin
07:31 | 07/08/2024 Hải quan
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform