Sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng: Chú trọng cả công cụ và người sử dụng
Mở rộng phạm vi điều chỉnh...
So với trước đây, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý.
Đồng thời, ngoài những đối tượng theo quy định của Luật hiện hành, khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” được bổ sung thêm đối tượng “người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư” và “Chủ tịch, Tổng thư ký, Kế toán trưởng, Trưởng ban Kiểm tra của tổ chức xã hội”.
Về các hành vi tham nhũng, tuy cơ bản giữ nguyên quy định về các hành vi tham nhũng như Luật hiện hành, song dự thảo Luật đã được chỉnh lý, làm rõ cho phù hợp và đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm tham nhũng.
Theo nhiều ý kiến tại cuộc họp thẩm định, sự thay đổi này thể hiện tinh thần từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật đối với tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Phải nói rằng đây là một chủ trương hết sức đúng đắn. Tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước cũng đang diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, nhưng lại chưa được Luật Phòng, chống tham nhũng điều chỉnh. Nếu không đưa khu vực tư vào đối tượng điều chỉnh, kiểm soát thì việc phòng, chống tham nhũng trong khu vực công sẽ giảm đi hiệu quả đáng kể, bởi thực tế luôn tồn tại sự kết nối các mối quan hệ công - tư trong nhiều lĩnh vực một cách chặt chẽ, theo kiểu “bình thông nhau”. Không hiếm những trường hợp khu vực tư chính là hầm trú ẩn, là “sân sau”, thậm chí “bể rửa tiền” của những quan chức có hành vi tham nhũng trong khu vực công. Việc phòng, chống tham nhũng sẽ không hiệu quả nếu bỏ qua khu vực tư; ngược lại, phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư cũng chính là để phòng, chống tham nhũng trong khu vực công.
Bên cạnh đó, hiện nay Bộ luật Hình sự đã mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả khu vực ngoài nhà nước (đối với 04 tội danh: tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ), đồng thời quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng đặt ra yêu cầu thống nhất quy định về hành vi tham nhũng giữa Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng cũng đặt ra yêu cầu phòng chống tham nhũng trong khu vực tư. Chính vì vậy, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng đối với khu vực ngoài nhà nước là rất cần thiết.
...là việc cần, nhưng chưa đủ!
Tuy nhiên, theo Ban soạn thảo, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật cần đảm bảo tính khả thi, căn cứ vào thực trạng phát triển và yêu cầu quản lý đối với khu vực ngoài nhà nước cũng như khả năng kiểm soát đối với khu vực này. Do vậy, trước mắt, chỉ bắt buộc áp dụng một số biện pháp phòng, chống tham nhũng đối với nhóm chủ thể bao gồm: Công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư.
Đối với việc phòng, chống tham nhũng trong các tổ chức xã hội, dự thảo quy định áp dụng đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức xã hội khác có tư cách pháp nhân, không sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ (gọi chung là tổ chức xã hội). Riêng tổ chức xã hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ, thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân còn bắt buộc phải thực hiện thêm chế định về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật này.
Được biết, trong quá trình góp ý, thẩm định, có quan điểm cho rằng, cách tiếp cận phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước như dự thảo là chưa triệt để. Lại cũng có quan điểm khác cho rằng chưa cần đề cập đến phòng, chống tham nhũng ngoài khu vực nhà nước... Phương án cuối cùng sẽ do Quốc hội quyết định, thông qua tại kỳ họp thứ 3 (theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội). Nhưng bất luận phương án nào sẽ được quyết định, thì việc có một văn bản luật tốt cũng giống như có công cụ tốt, mới chỉ là điều kiện cần, mà chưa đủ.
Để công tác phòng, chống tham nhũng thực sự có hiệu quả, đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của người dân thì đội ngũ những người làm công tác phòng chống tham nhũng phải thực sự tinh nhuệ và công tâm. Trong khi đó, dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ: “Một số đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng hoạt động không ổn định, chưa rõ đặc thù về chức năng, nhiệm vụ; hành lang pháp lý cho hoạt động của các đơn vị chuyên trách chưa rõ ràng, chưa tương xứng với vai trò, trách nhiệm nên hiệu quả còn hạn chế”. Việc tổ chức các đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng trong các ngành chức năng như thanh tra, công an, kiểm sát, tòa án còn thiếu tính hệ thống, phạm vi trách nhiệm chưa rõ ràng. Sự phối hợp giữa các đơn vị còn có nhiều vướng mắc... Đó là chưa kể trường hợp cố ý làm sai, như chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhắc nhở về việc “chống tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng”.
Hơn thế, các lực lượng chống tham nhũng rất cần có sự hỗ trợ của toàn xã hội. Dự thảo báo cáo tổng kết việc thi hành Luật chỉ nêu định tính: “Việc tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân trong phòng, chống tham nhũng vẫn còn hạn chế; một bộ phận doanh nghiệp, người dân chưa tham gia tích cực trong việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng...”, song theo khảo sát mới nhất của Tổ chức Khảo sát Phong vũ biểu Tham nhũng toàn cầu (công bố hồi tháng 7 vừa qua) thì chỉ có 38% người dân Việt Nam được hỏi sẵn sàng tố cáo tham nhũng. Lý do phổ biến khiến họ e ngại là “chẳng thay đổi được gì” (51%) và “sợ gánh chịu hậu quả” (28%). Còn theo khảo sát của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới, 62% số người được hỏi trả lời lý do khiến họ không tố cáo tham nhũng là “sợ bị trả thù”.
Tin liên quan
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform