Sửa Luật Sở hữu trí tuệ phải bảo đảm phù hợp cam kết trong EVFTA, CPTPP
Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ đảm bảo tương thích với cam kết quốc tế | |
Tiếp nhận 158 đơn đề nghị bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ | |
Rất ít doanh nghiệp hiểu đúng về sở hữu trí tuệ |
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ |
Rà soát thời điểm có hiệu lực một số quy định
Chiều nay, 21/10/2021, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Uỷ ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Luật. Về cơ bản, nội dung của dự thảo Luật đã đáp ứng cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Tuy nhiên, Uỷ ban Pháp luật đề nghị rà soát quy định của dự thảo Luật về chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu được bảo hộ đã trở thành tên gọi thông thường; thực hiện cơ chế đầy đủ và hiệu quả để đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì việc giảm thời hạn bảo hộ hữu hiệu của bằng sáng chế do sự chậm trễ bất hợp lý trong việc cấp phép lưu hành để tương thích với Hiệp định EVFTA.
Đồng thời, Uỷ ban Pháp luật đề nghị rà soát, chỉnh lý về thời điểm có hiệu lực của một số quy định trong dự thảo Luật để phù hợp hơn với cam kết trong EVFTA và CPTPP.
Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, Uỷ ban Pháp luật cơ bản nhất trí với phương án quy định về việc giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn.
Tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh vẫn do các cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ “cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả” để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Chỉnh lý lại quy định về kiểm soát an ninh
Về các nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, nội dung sửa đổi về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại các điều 72, 73 và 74 chưa bảo đảm tính cụ thể, đồng bộ và khả thi.
Uỷ ban Pháp luật đề nghị dự thảo Luật cần có các quy định đặc thù để điều chỉnh loại nhãn hiệu này nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi trên thực tế. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng của dự thảo Luật còn mang tính chất tùy nghi, chưa bảo đảm rõ ràng, đề nghị biên tập lại nội dung này trong dự thảo Luật.
“Việc dự thảo Luật chỉ kiểm soát an ninh đối với sáng chế “tạo ra toàn bộ ở Việt Nam” mà không áp dụng với sáng chế “được tạo ra một phần tại Việt Nam” là chưa bảo đảm chặt chẽ, dễ bị lợi dụng để tránh việc kiểm soát an ninh, vì vậy, đề nghị chỉnh lý lại quy định này”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Uỷ ban Pháp luật cũng đánh giá, quy định về văn bằng bảo hộ còn chung chung, chưa thể hiện rõ thông tin về tình trạng kỹ thuật của đối tượng được bảo hộ (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp).
Do đó, Uỷ ban Pháp luật đề nghị sửa đổi theo hướng văn bằng bảo hộ ghi nhận thông tin cơ bản về tình trạng kỹ thuật của đối tượng được bảo hộ, bảo đảm tính minh bạch, đầy đủ về thông tin sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân xác định phạm vi bảo hộ khi xảy ra tranh chấp, xung đột quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, Uỷ ban Pháp luật cũng đề nghị có đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn, giải trình làm rõ sự cần thiết và tính hợp lý, khả thi của việc dự thảo Luật đã bỏ quy định của luật hiện hành về việc đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp và các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, với lý do có sự chồng chéo với chức năng tư vấn của luật sư, mâu thuẫn với Luật Luật sư.
Theo Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại phiên họp Quốc hội chiều nay, 21/10/2021, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm chính sách đã được thông qua. Điển hình như chính sách bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; chính sách khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách nhà nước… |
Tin liên quan
Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ
16:25 | 26/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý
20:06 | 21/08/2024 Tài chính
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics