Tác động từ các vụ bạo loạn ở Pháp
Bạo loạn tại Pháp: Cơ hội của những kẻ vô lại Bạo loạn Pháp: Phe "Áo vàng" đòi cả cái bánh mì thay vì vài mẩu vụn “Căn bệnh” nào đang giết chết những người Mỹ da đen? |
4 ngày bạo loạn chưa từng thấy kể từ năm 2005 đã làm thương mại, du lịch, giao thông, hoạt động văn hoá của Pháp bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ vậy, một câu hỏi lớn đặt ra về an ninh cho Thế vận hội Paris 2024. |
Thời gian gần đây, Pháp liên tục chứng kiến các cuộc khủng hoảng này đến khủng hoảng khác. Ban đầu là phong trào “Áo Vàng” bày tỏ nỗi bất lực trước toàn cầu hoá, rồi đến những cuộc biểu tình liên tục chống cải tổ hưu trí. Và nay thì bùng nổ nạn các thanh niên đập phá mọi thứ. Tổng thống Pháp phải hủy bỏ hai sự kiện ngoại giao quan trọng lần thứ hai trong vòng 4 tháng. Hồi tháng 3, các cuộc biểu tình chống cải cách hưu trí khiến ông Macron phải hoãn lại chuyến thăm của Quốc vương Charles III và đầu tuần này hủy chuyến viếng thăm cấp Nhà nước 3 ngày ở Đức.
Các vụ bạo động đập phá trên khắp nước Pháp những ngày qua đã dịu xuống, nhưng hình ảnh của nước Pháp đã bị xấu đi rất nhiều, ngành du lịch thất thu nặng nề và quan trọng nhất là đang đặt ra nhiều vấn đề cho chính quyền và các nhà tổ chức về vấn đề an ninh cho kỳ Thế vận hội mùa Hè 2024.
Ông Thierry Marx, Chủ tịch Hiệp hội ngành nghề và công nghiệp khách sạn, trả lời trên đài phát thanh Pháp RMC hôm 2/7 cho biết “du khách đã hủy chỗ ồ ạt cho mùa Hè này và cả cho kỳ Thế vận hội tới đây”. Nhưng đó chỉ là những thiệt hại về vật chất trước mắt. Bên cạnh việc bảo đảm cho sự kiện Thế vận hội mùa Hè trở lại thủ đô Pháp sau 100 năm được diễn ra trong không khí lễ hội thực sự thì vấn đề lớn hơn đó là làm sao bảo đảm an toàn cho hàng triệu người đến từ khắp thế giới.
Vấn đề an ninh cho Olympic Paris 2024 ngay từ đầu đã là mối quan tâm lớn của các nhà tổ chức sự kiện. Chính quyền và Ủy ban tổ chức Paris 2024 đã lên nhiều phương án an ninh có tính đến các yếu tố bất ổn do tình hình xã hội căng thẳng ở Pháp, từ sau những những cuộc biểu tình bạo động của phong trào Áo Vàng hồi năm 2019 và đến phong trào phản kháng chống cải cách hưu trí từ đầu năm nay. Đợt bạo động bùng lên khắp nơi trên nước Pháp từ sau cái chết của thiếu niên Nahel một lần nữa là tiếng chuông báo động và đặt ra nhiều câu hỏi: An ninh cho các cơ sở Thế vận hội có đủ bảo đảm? Liệu nước Pháp có đủ điều kiện sẵn sàng để đón 15 triệu du khách đến trong kỳ Olympic và Paralympic Paris 2024?
Mặc dù trong những ngày bạo động vừa rồi, không có một cơ sở hay công trình chuẩn bị cho Thế vận hội nào bị đốt phá, nhưng không phải vì thế các nhà tổ chức bớt lo lắng. Có rất nhiều công trình hạ tầng cơ sở phục vụ Thế vận hội đặt ở trong các khu phố vẫn được cho là nhạy cảm. Bộ trưởng Thể thao Pháp, bà Amélie Oudéa-Casstéra, khẳng định: “Trong khuôn khổ Olympic và Paralympic, những ngày qua, chúng tôi đã có những biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh các cơ sở hạ tầng”.
Quan chức thành phố này khẳng định Paris đang rất nỗ lực để làm sao các rủi ro về an ninh chỉ là vấn đề ngoài lề và thành phố vẫn luôn hợp tác chặt chẽ với sở cảnh sát để nghiên cứu, lên các phương án bảo đảm an toàn tối đa cho Paris 2024.
Từ nay đến ngày khai mạc Thế vận hội mùa Hè 2024, nước Pháp còn đón một sự kiện thể thao lớn khác, có thể coi là phép thử thực tế cho khả năng an ninh đó là Cúp thế giới bóng bầu dục diễn ra từ ngày 8/9 đến 28/10 tới đây.
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
08:10 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Nga-Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác chiến lược
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga kêu gọi BRICS tìm giải pháp thay thế cho IMF do phương Tây kiểm soát
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
“Bóng ma” lạm phát thấp trở lại Eurozone, ECB có thể phải xem xét giảm lãi suất
08:34 | 14/10/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN thúc đẩy kết nối và tự cường
15:20 | 13/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cảnh báo hậu quả của cuộc chiến quy mô lớn ở Trung Đông
08:50 | 12/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật-Hàn họp thượng đỉnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng
10:15 | 11/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan- Biên phòng TP Hồ Chí Minh chung tay ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
Doanh nghiệp bất động sản cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh
Đảm bảo bồi thường bảo hiểm xe máy nhanh chóng, không trục lợi
AI và cảm xúc
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics