Tác động từ tăng lương tới lạm phát sẽ không quá lớn
TS. Cấn Văn Lực: Không quá lo về lạm phát trong năm 2024 Từ 1/7 chính thức điều chỉnh tăng lương cơ sở 30%, tăng lương hưu 15% Liệu có xảy ra tình trạng “té nước theo mưa” khi tăng lương từ 1/7? |
Ông đánh giá và dự báo như thế nào về diễn biến CPI và lạm phát trong nửa đầu và nửa cuối năm 2024?
Trên thực tế, áp lực lạm phát trong năm nay không quá lớn. Việc lạm phát so với cùng kỳ và lạm phát trung bình ở mức cao như hiện nay chủ yếu do tác động từ các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong quý 3/2023. Bởi vậy, trong quý 3/2024, khi hiệu ứng từ các cuộc điều chỉnh giá này giảm dần, lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm mạnh và lạm phát trung bình cũng sẽ giảm theo nếu không có các cuộc điều chỉnh giá quy mô lớn đối với các mặt hàng được Nhà nước quản lý.
Hơn nữa, nhìn vào tốc độ tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024 có thể thấy áp lực lạm phát đang ở mức vừa phải. Cụ thể, so với cuối năm 2023, CPI mới chỉ tăng 1,4%, tương đương trung bình khoảng 0,23%/tháng. Nếu xét riêng trong quý 2/2024, CPI chỉ tăng trung bình 0,1%/tháng. Đây đều là các mức vừa phải trong 5 năm gần đây.
Nguyên nhân khiến lạm phát thấp là do dù nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 6,42% trong 6 tháng đầu năm 2024 và dự báo cả năm có thể đạt mức 6,5%, nhưng xét cả giai đoạn 2020-2024, GDP chỉ tăng trung bình khoảng 5%/năm - thấp hơn mức trung bình 6,1% của giai đoạn 2014-2024, tức là nền kinh tế trong năm 2024 vẫn đang hoạt động ở dưới mức tiềm năng. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng trong giai đoạn 2020-2024 luôn ở mức thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP, khoảng 3,9%/năm. Điều này có nghĩa là cầu tiêu dùng vẫn còn yếu. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc tiêu thụ hàng hóa hơn là tăng giá.
Trên thị trường tiền tệ, dù tỷ giá tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm so với cuối năm trước khi tăng hơn 5%, nhưng kể từ tháng 4/2024, tỷ giá đã khá ổn định, từ đó dự báo tỷ giá sẽ ổn định, thậm chí giảm trong 6 tháng cuối năm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất 1-2 lần và đồng USD có thể giảm giá trên thị trường quốc tế. Lãi suất mặc dù ở mức thấp, nhưng vẫn được duy trì ở mức thực dương và giúp kiềm chế lạm phát, còn cung tiền và tín dụng tăng trưởng ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2024.
Các phân tích ở trên cho thấy không có nhiều yếu tố gây tăng giá đột biến trong 6 tháng cuối năm 2024 nên có thể kỳ vọng tốc độ tăng giá trong 6 tháng cuối năm sẽ ở mức tương đương so với trong 6 tháng đầu năm 2024. Về tổng thể, nếu không có các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ quy mô lớn, lạm phát trung bình cả năm 2024 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,4% (+/-0,2%).
Nhiều lo ngại về biến động kinh tế, tăng lương… sẽ ảnh hưởng đến công tác điều hành giá, theo ông, mức độ tác động của những vấn đề này ra sao?
Thị trường còn rất nhiều yếu tố chưa thể lường trước được. Chẳng hạn như biến số về xuất nhập khẩu, nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 6 tháng cuối năm, thì có thể ngay trong quý 3 hoặc quý 4, kinh tế kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng khá mạnh, nhất là những vấn đề liên quan đến tỷ giá, lãi suất, giá dầu, đầu tư…
Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi. Trong đó, việc Quốc hội tiếp tục đồng ý giảm thuế giá trị gia tăng 2% cho một số mặt hàng đến cuối năm 2024 cũng mang lại nhiều kỳ vọng, bởi với các doanh nghiệp, giảm thuế luôn là một yếu tố tích cực trong bối cảnh hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn, tốc độ giải ngân đầu tư công chưa được cao… Ưu tiên giảm thuế là một chính sách đúng đắn, giúp tạo thêm niềm tin và nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Nhưng việc giảm thuế cần tạo sự cân bằng giữa Nhà nước và tư nhân, vì nguồn lực ngân sách có hạn. Nếu giảm thuế quá mạnh thì ngân sách sẽ bị ảnh hưởng, nhất là liên quan đến hoạt động đầu tư công.
Về vấn đề tăng lương cơ sở, việc điều chỉnh lương thêm 30% từ 1/7 chủ yếu diễn ra trong khu vực công có quy mô không lớn trong nền kinh tế (chiếm chưa đến 8% lực lượng lao động) nên các tác động từ việc tăng lương tới lạm phát, chỉ số CPI thời gian tới sẽ không quá lớn. Hơn nữa, nhiều năm trước cũng đã có nhiều đợt tăng lương nhưng mức độ ảnh hưởng đến lạm phát là không nhiều.
Làm thế nào để kiểm soát hiệu quả hơn xu hướng tăng giá theo lương, thưa ông?
Thị trường có hàng chục nghìn mặt hàng thì cơ quan quản lý không thể đi kiểm soát từng mặt hàng được, mà cơ quan quản lý của Nhà nước chỉ nên kiểm soát về mặt vĩ mô, chẳng hạn như cung tiền, tỷ giá có tác động đến biến số về lạm phát. Không thể dựa vào cảm nhận ở một nơi, một mặt hàng để nhận định giá cả tăng vì mặt hàng ở chợ này tăng chưa chắc tại chợ khác đã tăng, giá cả ở Hà Nội tăng nhưng ở địa phương khác chưa chắc đã tăng. Hoặc nhiều mặt hàng tăng giá theo thời vụ, nhất là vào mùa lễ, Tết… Vì thế, việc đánh giá cần dựa vào con số tổng thể.
Tôi cho rằng công tác điều hành giá nếu có tăng thì vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform