Tận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nhật Bản
Các doanh nghiệp được chia sẻ nhiều thông tin về thị trường Nhật Bản. |
Thông tin trên được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và các quy chuẩn để tiếp cận hệ thống phân phối AEON Việt Nam” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp cùng Công ty TNHH AEON TOPVALU và Công ty TNHH AEON Việt Nam tổ chức vào ngày 26/8/2024.
Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc ITPC cho biết, trong nhiều năm, Nhật Bản là đối tác kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã tạo ra những khuôn khổ hợp tác thiết thực, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư và kinh doanh của hai nước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 7 tháng năm 2024 ước đạt 25,87 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt 13,46 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ.
Chia sẻ về những cơ hội, lợi thế của hàng hóa Việt Nam vào Nhận Bản, bà Quyền Thị Thúy Hà, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản- Bộ Công Thương cho rằng, tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản còn rất lớn. Việc kết hợp giữa sức mạnh sản xuất của Việt Nam và công nghệ, quản lý chất lượng của Nhật Bản có thể mang lại những lợi ích lớn cho cả hai bên. Hiện 2 nước cùng tham gia 4 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Cùng với đó, tăng trưởng nhập khẩu của Nhật là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước vẫn còn khá mạnh. Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nên dư địa và cơ hội còn rất lớn.
Đối với các ngành hàng, Nhật Bản có nhu cầu lớn về các sản phẩm chế biến, gia công cơ khí chế tạo đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, sản phẩm gia dụng, và thực phẩm.
Đối với sản phẩm dệt may, tận dụng lợi thế khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như: CPTPP, RCEP đem đến nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn cho ngành dệt may Việt Nam nên khi doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sản phẩm vào Nhật Bản sẽ rất thuận lợi trong quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Theo các chuyên gia, các Hiệp định thương mại đa phương mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên đều có tác động lớn đến chuỗi cung ứng ngành điện tử, sản xuất ô tô, dệt, may mặc ở Việt Nam. Như đối với lĩnh vực điện tử, các nước RCEP là đối tác cung cấp bộ phận, linh kiện điện tử lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 66% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này, từ đó các sản phẩm khi được xuất khẩu sang Nhật Bản cũng sẽ có lợi thế hơn vì giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành.
Đặc biệt, đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ, Nhật Bản là thị trường mà người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao cho những sản phẩm độc đáo và có giá trị nghệ thuật. Các sản phẩm quà tặng, làm thủ công có giá trị cao, như đồ gốm, đồ mỹ nghệ, và sản phẩm thêu, mây tre đan truyền thống của Việt Nam đều rất được ưa thích tại Nhật Bản.
Ông Trần Văn Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thực phẩm VANTR GAP chia sẻ thông tin XK vào thị trường Nhật Bản. Ảnh: T.H |
“Nhật Bản có tiềm năng phát triển xuất khẩu trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là khi người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng chuyển từ mua sắm truyền thống sang mô hình mua sắm trực tuyến. Việc tận dụng xu hướng này có thể mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam.”- bà Quyền Thị Thúy Hà nhấn mạnh.
Nhật Bản có nhu cầu cao về các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thực phẩm an toàn và hữu cơ. Các sản phẩm nông nghiệp mà không thích hợp để trồng, canh tác tại Nhật Bản nhưng nhu cầu lớn và được nhận định sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới như cà phê, hạt điều, trái cây nhiệt đới, rau củ quả đông lạnh,... đây đều là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam.
Ngoài ra, tại Nhật Bản số lượng người Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc là khoảng 500 ngàn người, chiếm 16% người nước ngoài, đông thứ 2 và được nhận định sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, vì vậy đây cũng là 1 lực lượng người tiêu dùng tiềm năng và đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
Tiềm năng và dư địa cho Việt Nam tại Nhật Bản cho các sản phẩm nông lâm thủy sản còn rất lớn. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Nhật Bản cao và tăng trưởng mạnh những năm gần đây.
Theo các chuyên gia, để tận dụng được dư địa lớn từ thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Cụ thể, tập quán thương mại của Nhật Bản: thận trọng, kỹ càng, coi trọng uy tín; đặc trưng nhu cầu thị trường Nhật Bản, quy định khắt khe, tiêu chuẩn cao, tập quán tiêu dùng, xu hướng ưu tiên mục tiêu phát triển bền vững.
Về phía cơ quan tham tán, ngoài việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và doanh nghiệp nhập khẩu tại Nhật xử lý các vấn đề phát sinh trong giao dịch, đề nghị phía Nhật Bản ưu tiên giải quyết thông quan sớm cho các lô hàng tươi, thu thập thông tin về các sản phẩm cạnh tranh tương tự của các nước khác đang tiêu thụ tại Nhật Bản.
Tin liên quan
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform