Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công để hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong |
Tính đến hết quý 1/2022, vẫn còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ; tỷ lệ giải ngân ì ạch, chỉ đạt trên 11%, thấp hơn cùng kỳ và vẫn còn 29 đơn vị chưa giải ngân đồng nào. Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
Có nhiều lý do dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công trong quý 1/2022 còn chậm, trong đó có nhiều yếu tố khách quan như việc chậm giải ngân là do có một số dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đấu thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân là do chủ đầu tư, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời ban hành các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, do quá trình tổ chức thực hiện. Trong nhóm lý do này, không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại đâu đó những nhân tố sợ trách nhiệm, hoặc có người cho rằng mình không còn quyền lợi nữa nên trì trệ,…
Đáng chú ý, một yếu tố khách quan tác động đến tiến độ giải ngân vốn đang lặp lại tương tự như những tháng đầu năm 2021 là giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng… tăng làm cho tiến độ thi công dự án bị chậm lại, thi công theo kiểu “cầm chừng” để chờ giảm giá vì nếu thi công các nhà thầu sẽ bị lỗ so với giá trúng thầu, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án.
Đầu tư công được đẩy mạnh sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung đầu tư vào các dự án giao thông trọng điểm quốc gia sẽ là “vốn mồi” dẫn dắt các khu vực kinh tế khác và toàn xã hội. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Phải nói rằng, giải ngân vốn đầu tư chậm sẽ mang lại những hệ quả trên nhiều mặt, từ tài chính đến tăng trưởng kinh tế, kéo theo đó là việc làm, thu nhập,…
Chính vì vậy, một trong những điểm mang tính cách mạng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 là giảm mạnh số lượng dự án đầu tư trong kỳ. Nguồn vốn tập trung ưu tiên cho các dự án quan trọng, trọng điểm quy mô lớn, tạo không gian phát triển mới; tăng cường liên kết vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các vùng, các địa phương...
Với kế hoạch giảm mạnh về số lượng dự án để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, hoàn thành các công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm về giao thông, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường Vành đai 3, Vành đai 4 khu vực động lực Hà Nội, TPHCM; tuyến nối vùng Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, đầu tư hạ tầng cho phát triển vùng khu vực miền núi phía Bắc, các công trình đường bộ cao tốc và đường thủy nội địa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),… bảo đảm cơ cấu đầu tư hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, vừa gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội. Diện mạo hạ tầng kinh tế sẽ có những đột phá sau 5 năm tới, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững trong trung, dài hạn.
Để có thể hoàn thành kế hoạch giải ngân đầu tư công, đặc biệt là tại các dự án giao thông trọng điểm trong hoàn cảnh giá nguyên vật liệu đang tăng phi mã như hiện nay, những giải pháp nào nên được tập trung, thưa ông?
Với thời gian còn lại của năm 2022, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công còn rất nhiều, là thách thức cho tất cả các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt thúc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm. Các giải pháp hầu như đã có và điều chúng ta cần làm là phải triển khai quyết liệt, bám sát được các giải pháp đã đề ra. Đồng thời, việc nhận diện đúng và xử lý kịp thời các điểm nghẽn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó tìm hướng tháo gỡ các nút thắt và đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, bao gồm trách nhiệm, thẩm quyền, điều kiện tham gia và nếu có sai phạm thì phải xử lý ngay. Thực tế cho thấy, đầu tư công là một trong những lĩnh vực được chỉ ra để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng nhiều nhất. Do vậy, cần tăng tính trách nhiệm cho người đứng đầu hơn nữa và có những biện pháp nghiêm khắc, quyết liệt để tránh tình trạng này. Đồng thời, cần tránh tăng nợ công cũng như mất cân đối ngân sách.
Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế để thực hiện quy chế mềm dẻo trong việc điều chỉnh các dự án, điều chỉnh vốn và điều chỉnh phân quyền sao cho nhanh hơn, nhất là các dự án giao thông trọng điểm. Không thể áp dụng chung một biện pháp cho toàn bộ các dự án giao thông trọng điểm mà cần có sự nhận diện rõ khó khăn, vướng mắc của từng dự án, tránh đại trà chung chung để từ đó có các giải pháp cụ thể.
Đặc biệt, thông tin về đầu tư công phải được công khai, minh bạch, công bố thường xuyên. Từ đó, các bộ, ngành, địa phương và nhà đầu tư phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư đối với từng dự án cụ thể. Trong đó, phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, bàn giao sớm mặt bằng cho nhà thầu thi công và kiên quyết thu hồi vốn đối với những dự án chậm triển khai để bố trí phân bổ vốn cho những dự án có khả năng thực hiện và thu hút được đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Giải ngân đầu tư công 8 tháng ước đạt gần 40,5% kế hoạch
11:04 | 04/09/2024 Tài chính
Tiếp tục công khai giải ngân vốn đầu tư công, nhiều dự án trọng điểm có tỷ lệ thấp
11:23 | 30/08/2024 Tài chính
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform