Tết Đoan Ngọ lại ghé cồn Mỹ Phước
Tết Đoan Ngọ là khoảng thời gian khách du lịch đến cồn Mỹ Phước nhiều nhất trong năm. |
Hòn ngọc quý của sông Hậu
Từ trên cao nhìn xuống, cồn Mỹ Phước có hình bầu dục, chiều ngang cồn khoảng 700 m, chiều dài khoảng 5km. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm với nhiều loại đặc sản thơm ngon như: sa pô (hồng xiêm), cam, quýt, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… Diện tích cây ăn trái của cồn Mỹ Phước khoảng 300ha trong đó sa pô chiếm hơn 60% diện tích.
Ông Phạm Văn Thuận, cư dân sinh sống tại cồn trên 50 năm kể lại, “hồi trước không có ai dám tới nơi này vì thú dữ rất nhiều, cây cối um tùm, đi lại khó khăn. Từ sau 1975, hàng trăm cư dân đất liền đã đến đây mua đất, trồng trọt, chăn nuôi nên cồn trở nên sung túc hơn”. Bên ly rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh), ông Thuận kể thêm, hồi đó muốn tới đây chỉ bằng tàu ghe đi từ bến Ninh Kiều (Tp Cần Thơ) xuống. Cách thứ 2 là đi xe đến huyện Kế Sách rồi xuống đò về đây. Hiện nay đã có tuyến đường Nam Sông Hậu nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu nên du khách chỉ mất khoảng 90 phút là có thể đặt chân đến cồn Mỹ Phước.
Bà Nguyễn Thị Tấm, 87 tuổi kể, nghe ông bà xưa kể lại, cồn đã có hơn 150 năm tuổi do phù sa bồi lắng. Ban đầu cồn có tên là cồn Công Điền (do người Pháp đặt tên vào đầu thế kỷ 19). Năm 1946, ông Nguyễn Văn Nghiêm (ngụ Sóc Trăng) là người đầu tiên đến đây khai phá đất hoang lập nghiệp. Năm 1950, xuất hiện thêm một cồn nhỏ hơn dính liền với cồn cũ, ông Nghiêm đặt tên là cồn Bùn (do có rất nhiều bùn). Lúc này đã có khoảng 20 hộ dân đến đây sinh sống, trồng trọt nhiều loại cây ăn trái.
Có rất nhiều giai thoại về tên gọi của cồn Mỹ Phước nhưng câu chuyện quen thuộc được nhiều người biết đến là tên gọi cồn “Quốc Gia”. Theo nhiều cư dân tại đây cho biết: do thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên các loại trái cây nơi đây phát triển rất tốt, có hương vị đậm đà, thơm ngon giàu dinh dưỡng hơn những vùng đất khác. Hàng năm bà con tại cồn Mỹ Phước dùng ghe lớn chở trái cây lên chợ Cầu Ông Lãnh (Sài Gòn) để bán với giá cao. Một lần, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu được thưởng thức măng cụt, sa pô ăn tráng miệng thấy quá ngon nên đã đáp ngay tới cồn Mỹ Phước bằng máy bay trực thăng để tham quan và thưởng thức các loại cây trái nơi đây. Sau sự kiện đó, cồn đổi tên thành cồn “Quốc Gia”.
Du khách tham quan vườn cây ăn trái cồn Mỹ Phước |
Trả lại tên cho cồn Mỹ Phước
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cồn “Quốc Gia” được gọi trở lại là cồn Mỹ Phước (ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng). Tiếp tục tận dụng và phát huy lợi thế thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, người dân nơi đây đã phát triển mạnh mẽ nghề làm vườn. Với bản tính siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, họ đã tìm hiểu nghiên cứu kỹ thuật và áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt nên những mảnh vườn nơi đây đều xanh tốt quanh năm, năng suất cây trồng và lợi nhuận ngày càng tăng, từng hộ gia đình đã tạo dựng được cuộc sống ổn định, ấm no và sung túc. Toàn ấp không có hộ nghèo, 80% có nhà kiên cố, thu nhập bình quân đầu người trên 60 triệu đồng/người/năm (trong khi thu nhập bình quân người dân tỉnh Sóc Trăng xấp xỉ 45 triệu). Dù là “cồn” biệt lập giữa sông Hậu nhưng Mỹ Phước có đầy đủ điện, đường, trường, trạm, bưu chính, viễn thông. Đặc biệt nhất, cứ vào Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm), nơi đây tổ chức lễ hội trái cây cấp khu vực ĐBSCL diễn ra trong 3 ngày thu hút hàng chục ngàn du khách từ các nơi đến tham quan, dự hội. Ngày 01/02/2007, UBND tỉnh Sóc Trăng đã công nhận cồn Mỹ Phước là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Thu hoạch xoài ở Mỹ Phước. |
Ông Trần Văn Lắm, 70 tuổi phấn khởi kể: vào dịp tết Đoan Ngọ, cồn Mỹ Phước “không ngủ” bởi lượng khách đến rất đông để được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí như: Hội thi trái cây ngon, hội thi ẩm thực, đua thuyền rồng, các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian, chương trình văn nghệ hàng đêm, đi xe điện tham quan cồn… Du khách còn được tự tay hái trái cây; thả lưới, đặt lờ bắt cá, hái rau; bơi xuồng hái lượm bần, thụt cá bống sao, lịch, mò bắt chem chép; dỡ chà bắt cá, tắm sông; tự làm các loại bánh dân gian (bánh tét, bánh xèo, bánh dừa, bánh chuối, bánh lá, bánh ít, nấu chè…). Thêm vào đó, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản Mỹ Phước như: cá ngát, cá bông lau nấu canh chua bần, kho tộ, cá bống sao chiên giòn, cá phèn nướng muối ớt, gỏi gà ta trộn với lõi chuối non…
Có thể đến cồn Mỹ Phước vào bất cứ mùa nào trong năm, nhưng dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 nơi đây sôi động và vui nhất.
Tin liên quan
TPHCM là một trong 8 điểm đến thu hút du khách lưu lại lâu nhất châu Á
15:53 | 10/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI
20:11 | 26/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
KCN Đông Nam Bộ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư FDI ngay đầu năm
11:41 | 08/03/2024 Kinh tế
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Mê đắm sắc hoa Tam giác mạch nở rộ ở Hà Giang
09:26 | 03/12/2020 Điểm đến
Chiêm ngưỡng 5 hồ nước đẹp nhất phố núi
09:58 | 02/12/2020 Điểm đến
Khám phá vụng Kênh
10:32 | 27/11/2020 Điểm đến
Phú Quốc - "Chạm vào nguyên sơ"
14:43 | 25/11/2020 Điểm đến
Hành trình khám phá Bãi Cọi, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa
16:28 | 19/11/2020 Điểm đến
Nà Tu - Điểm du lịch về nguồn đầy ý nghĩa
08:31 | 14/11/2020 Điểm đến
Mùa vàng rực rỡ trên rẻo cao Bình Liêu
16:22 | 12/11/2020 Điểm đến
“Đệ nhất động” trên Cao nguyên đá Hà Giang
10:02 | 04/11/2020 Điểm đến
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform