Thách thức chờ người kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Nhiều kỳ vọng đối với nội các mới của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp thống đốc 5 tỉnh của Nhật Bản Thủ tướng Nhật Bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh tế, tài chính dài hạn |
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. |
Khi Thủ tướng Fumio Kishida từ chức, ông sẽ để lại 4 cam kết chính sách tốn kém mà không có câu trả lời rõ ràng về cách đất nước sẽ chi trả cho chúng. Các sáng kiến về quốc phòng, tỷ lệ sinh và phi carbon của ông Kishida đòi hỏi chi tiêu công kéo dài nhiều năm. Nhưng các kế hoạch tài trợ rộng rãi được đưa ra cho từng sáng kiến thường không có lộ trình thực hiện rõ ràng hoặc phải đối mặt với sự phản đối của công chúng.
Ngân sách quốc phòng cần 14.600 tỷ yen (99,1 tỷ USD) tiền tài trợ bổ sung trong 5 năm đến tài khóa 2027. Kế hoạch kêu gọi hơn 5.000 tỷ yen từ nguồn thu ngoài thuế, 3.500 tỷ yen từ thặng dư ở các nơi khác trong ngân sách và hơn 3.000 tỷ yen từ các khoản cắt giảm chi tiêu, phần còn lại đến từ thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp và thuế thuốc lá cao hơn. Việc tăng thuế dự kiến mang lại hơn 1.000 tỷ yen mỗi năm, nhưng Chính phủ vẫn chưa ấn định ngày bắt đầu thực hiện.
Nhật Bản đã phân bổ 3.600 tỷ yen chi tiêu hàng năm cho các nỗ lực tăng tỷ lệ sinh, bao gồm tiền mặt và mở rộng dịch vụ giáo dục. Khoảng 1.000 tỷ yen trong số này sẽ được tài trợ thông qua một khoản phí được tính vào phí bảo hiểm y tế. Ông Kishida lập luận rằng giai đoạn cho đến những năm 2030 là “cơ hội cuối cùng” để Nhật Bản đảo ngược xu hướng tỷ lệ sinh đang giảm. Việc tăng phí bảo hiểm y tế cho mục đích này sẽ giúp chia đều chi phí với một bộ phận lớn hơn của dân số cao tuổi bằng cách khai thác lương hưu hoặc chăm sóc điều dưỡng, nhưng những người chỉ trích phản đối việc buộc những người trong độ tuổi lao động cũng phải trả nhiều hơn.
Chính phủ cũng có ý định “vắt kiệt” thêm 1.100 tỷ yen thông qua cải cách chi tiêu an sinh xã hội, nhưng điều này cũng vấp phải phản ứng dữ dội vì cho rằng sẽ khiến chi phí chăm sóc y tế và điều dưỡng đắt đỏ hơn. Một kế hoạch tăng phí chăm sóc điều dưỡng đã bị hoãn lại vào năm ngoái do liên minh cầm quyền phản đối.
Tháng 5/2023, Nhật Bản đã thông qua luật để ban hành sáng kiến “chuyển đổi xanh” (GX) của ông Kishida nhằm đạt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ròng bằng 0 trên toàn quốc vào năm 2050. Chính phủ sẽ phát hành 20.000 tỷ yen trái phiếu chuyển đổi GX trong 10 năm tới, nhằm thúc đẩy hơn 150.000 tỷ yen chi tiêu công và tư.
Kế hoạch kêu gọi tài trợ cho khoản nợ bằng thuế carbon đối với các nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch bắt đầu từ tài khóa 2028 và hệ thống đấu giá cho các khoản trợ cấp phát thải sẽ ra mắt vào tài khóa 2033, nhưng các chi tiết vẫn chưa được giải quyết. Chính phủ có kế hoạch đưa các chi tiết này vào một tài liệu chiến lược dự kiến công bố vào cuối năm nay.
Sự hỗ trợ của ông Kishida cho ngành công nghiệp chip của Nhật Bản tuân theo một mô hình tương tự như 3 sáng kiến này. Chính phủ đang xem xét một đề xuất đảm bảo tài trợ cho công ty khởi nghiệp Rapidus, công ty có kế hoạch sản xuất hàng loạt chip tiên tiến tại quốc gia này. Những động thái gần đây của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ làm tăng lãi suất dài hạn, buộc Chính phủ phải chi nhiều hơn để trả nợ, có khả năng làm tăng thêm gánh nặng cho người kế nhiệm ông Kishida.
Tin liên quan
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
07:52 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Chính phủ Nhật Bản đánh giá tích cực hơn về tăng trưởng kinh tế
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Thúc đẩy mối quan hệ giữa hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đi vào chiều sâu
16:40 | 28/08/2024 Tài chính
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform