Thị trường bảo hiểm hướng tới bền vững, hiệu quả
Để thủy sản xuất khẩu bền vững cần giải bài toán chất lượng, thị trường Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững từ tín hiệu thị trường Nông nghiệp Hà Nội hướng đến xuất khẩu bền vững |
Chấn chỉnh kịp thời cho những kỳ vọng khả quan hơn
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu doanh thu toàn ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt 3-3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026-2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt 3,3-3,5%. Đến năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đạt bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2023-2030. |
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 30 năm hình thành và phát triển, luôn được nhận định là thị trường còn nhiều tiềm năng rộng mở. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2013-2022, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng trung bình 18,3%/năm, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng bình quân 11,6%/năm và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng trung bình 23,3%/năm. Đến nay, Việt Nam có khoảng 12% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ với 82 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Dự báo, doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên GDP đến năm 2025 ước đạt khoảng 3,5%.
Theo số liệu thống kê ước cả năm 2023 của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm Việt Nam có tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng; đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 762.580 tỷ đồng; tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 601.271 tỷ đồng; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 190.227 tỷ đồng; tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 227.596 tỷ đồng; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 86.467 tỷ đồng.
Các chuyên gia và doanh nghiệp cho biết, nhiều vụ việc “lùm xùm” trong năm 2023 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí không ít doanh nghiệp phải chịu cảnh giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Nhưng không vì thế mà thị trường bảo hiểm có sự thụt lùi. Dưới sự chỉ đạo và điều hành của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp đã nỗ lực cơ cấu lại cũng như tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để kết quả kinh doanh dần khả quan hơn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã nỗ lực ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và có chế độ quản lý, giám sát với hoạt động tư vấn, đại lý bảo hiểm… Các doanh nghiệp cũng thực hiện nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm kịp thời theo đúng thỏa thuận và quy định pháp luật. Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng đến việc xây dựng và đào tạo đội ngũ tư vấn viên chất lượng, hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn, đại lý bảo hiểm.
Riêng đối với loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư, nhất là hoạt động bán chéo bảo hiểm với ngân hàng (bancassurance) – hoạt động chịu nhiều “thị phi” nhất năm 2023 hàng loạt giải pháp chấn chỉnh đã được thực hiện kịp thời, niềm tin của khách hàng đang dần được phục hồi. Trong đó, cơ quan quản lý là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều chỉ đạo cũng như đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với các ngân hàng... Bộ Tài chính và NHNN đều thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về lĩnh vực bảo hiểm – ngân hàng. Đầu tháng 10/2023, Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và NHNN (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng) đã ký kết Quy chế phối hợp công tác nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách; thanh tra, kiểm tra và giám sát…
Chú trọng phát triển bền vững
Những vấn đề “nóng” của thị trường bảo hiểm trong năm 2023 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tại nghị trường Quốc hội trong các kỳ họp của năm, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã bày tỏ phải có giải pháp để thị trường này phát triển đúng hướng, giữ vững giá trị cốt lõi, nhân văn của bảo hiểm, bởi lĩnh vực bảo hiểm vừa hỗ trợ cho ổn định kinh tế, vừa góp phần vào công cuộc đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân.
Các cuộc thanh tra từ Bộ Tài chính đã chỉ rõ nhiều sai phạm như việc thực hiện quy trình, quy chế quản lý đại lý chưa nghiêm; chưa thực hiện phối hợp, đối soát giữa các bộ phận về thông tin phản ánh, khiếu nại đầy đủ; không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn… Trong chia sẻ hồi giữa năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng đã thẳng thắn cho rằng, trong quá trình tăng trưởng nhanh về “lượng”, thì “chất” chưa có sự phát triển tương xứng nên phải tăng cường nhiều giải pháp để chấn chỉnh.
Điều đáng mừng là hiện cơ sở pháp lý và các văn bản pháp luật từ luật, nghị định đến thông tư quy định liên quan đến kinh doanh bảo hiểm đã cơ bản được hoàn thiện với việc bổ sung nhiều quy định chặt chẽ và cụ thể hơn. Vì thế, vấn đề của cơ quan quản lý phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, giám sát. Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng, cần hướng tới quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc kiểm tra chỉ tiêu an toàn vốn, phân loại, đánh giá doanh nghiệp, quản trị rủi ro, cập nhật và hoàn thiện hệ thống giám sát và cảnh báo sớm... Đồng thời cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về bảo hiểm cho đông đảo người dân.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm cần tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản trị để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng từ sản phẩm đến đội ngũ kinh doanh, kênh phân phối… từ đó đáp ứng nhu cầu và gia tăng niềm tin từ khách hàng.
Ông Nguyễn Xuân Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Tạo thuận lợi cho thị trường bảo hiểm phát triển Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm đã có những bước tiến quan trọng. Khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm được hình thành đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo môi trường pháp lý công khai, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường. Thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đã chứng tỏ được sự hội nhập quốc tế sâu rộng, có những đóng góp tích cực trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của ngành bảo hiểm, chúng ta cũng đã nhận diện được những khó khăn, thách thức như tình trạng cạnh tranh ngày càng gia tăng; rủi ro từ yếu tố thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; đầu tư nguồn lực để ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Những khó khăn, thách thức này cần có sự đồng lòng, quyết tâm để có giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả. Để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030, các doanh nghiệp bảo hiểm cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ bảo hiểm, đội ngũ tư vấn viên đại lý bảo hiểm; nâng cao năng lực cạnh tranh trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại; mở rộng và đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm; chú trọng vào công tác quản trị rủi ro và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm. |
Tin liên quan
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform