Thiếu cái “bắt tay" trong đào tạo lao động
Cả hai đều có lợi
Chia sẻ tình hình thực tế tại doanh nghiệp, bà Trần Thị Xuân, Phó phòng Pháp chế Công ty Canon Việt Nam cho biết, hiện quy mô sản xuất của doanh nghiệp khoảng trên 23.000 lao động và phối hợp khoảng gần 100 cơ sở giáo dục để đưa sinh viên đến thực tập ngắn hạn.
“Hiện nay, Canon Việt Nam cần số lượng lao động lớn nhưng đôi khi tuyển dụng lại gặp nhiều khó khăn, nên sự kết hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để sinh viên đến thực tập sẽ đảm bảo nhu cầu tuyển dụng. Thông qua các khóa thực tập 3 tháng tại công ty, sinh viên nắm được quy trình sản xuất và học được các kỹ năng làm việc. Còn về phía nhà trường sẽ biết được doanh nghiệp đang cần gì ở người lao động và sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Còn về phía doanh nghiệp cũng có lợi ích nhất định như giúp xã hội đào tạo thêm để nâng cao nguồn lực lao động, đôi khi đáp ứng được sự thiếu hụt lao động của doanh nghiệp…”, bà Xuân cho biết.
Mặc dù việc hợp tác với các cơ sở GDNN cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng hiện Cannon Việt Nam cũng chưa hợp tác với một trường cụ thể nào để cùng tham gia vào quá trình đào tạo người lao động. Bà Xuân cho biết, thực tế doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn đi tìm những trường phù hợp để cùng hợp tác đào tạo, nâng cao chất lượng lao động. Bà Xuân hy vọng trong thời gian tới Canon Việt Nam sẽ tìm được một trường cụ thể để hợp tác đào tạo.
Là một trong những cơ sở được đánh giá có hợp tác thành công với doanh nghiệp, ông Lê Anh Đức, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Đồng Nai cho biết: Khi hợp tác với doanh nghiệp, thương hiệu của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt, sản phẩm đào tạo được doanh nghiệp ghi nhận và chính bản thân sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm với mức thu nhập tốt. Nhờ vậy, tỉ lệ tuyển sinh của trường sau khi có hợp tác với doanh nghiệp liên tục tăng (từ năm 2010 đến nay số học viên tăng mỗi năm khoảng 20%, riêng năm 2018 tăng 35,7%).
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Đức cho biết, để làm tốt được việc hợp tác với doanh nghiệp, điều đầu tiên chính là các nhà trường thay đổi toàn bộ nhận thức, coi doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Cùng với thay đổi nhận thức, nhà trường phải thể hiện được quyết tâm “làm bằng được”.
Theo ông Đức, khi hợp tác các doanh nghiệp đều rất kỳ vọng đối với những cơ chế mà nhà trường đưa ra, cũng như kế hoạch, chương trình đào tạo có xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp hay không. Lấy ví dụ thực tế tại trường mình, ông Đức cho biết từ khi “bắt tay” với doanh nghiệp, trường đã xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên môn để có thể tham gia cùng với doanh nghiệp. Đồng thời, trường cũng tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, làm việc với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp luôn có nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng trong mọi thời điểm.
Hợp tác đào tạo còn hạn chế
Cả doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều nhận thấy việc kết hợp đào tạo người lao động khiến cho cả hai bên đều có lợi. Song hiện nay, số doanh nghiệp “bắt tay” với các cơ sở GDNN để cùng tham gia đào tạo còn thấp.
Thông tin về tình hình hợp tác doanh nghiệp với cơ sở GDNN hiện nay, TS Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN cho biết, tính đến năm 2018 cả nước có 1.954 cơ sở GDNN, trong đó có 538 cơ sở thuộc doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có hoặc thỉnh thoảng hợp tác với doanh nghiệp mới chỉ chiếm 41,5%; doanh nghiệp có hợp tác thường xuyên với trường nghề chiếm tỉ lệ khiêm tốn với 12,3%, trong khi có đến 46,2% doanh nghiệp không có bất kỳ hoạt động hợp tác nào với cơ sở GDNN.
Bàn về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ sở GDNN Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Hồng Minh khẳng định, từ nhiều năm nay, các cơ quan quản lý đã chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động gắn kết đào tạo giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa chặt chẽ. Doanh nghiệp chưa thấy quyền lợi của mình khi tham gia đào tạo, trong khi đó, các trường chưa thực sự lăn lộn, mời doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của nhà trường. Cho nên người học ra trường vẫn bị doanh nghiệp đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu.
Mặc dù, những hiệu quả khi cả doanh nghiệp và nhà trường có sự gắn kết chặt chẽ đã được kiểm chứng, song trên thực tế, theo bà Trần Thị Lan Anh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì công tác hỗ trợ kết nối để doanh nghiệp đến gần hơn với nhà trường còn hết sức khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng là hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các nhà trường và ngược lại, nhà trường cũng tự tìm đến doanh nghiệp thay vì chỉ trông chờ từ một phía như trước kia.
Riêng đối với ý kiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả kết nối doanh nghiệp – nhà trường cần phải đẩy mạnh việc xây dựng mô hình “trường trong doanh nghiệp”, bà Lan Anh cho rằng nếu thực hiện được sẽ rất tốt. Tuy nhiên, thực tế cần nhìn nhận là sẽ rất tốn kém và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để thực hiện. Đồng thời cũng phải tính toán các yếu tố về đầu ra và những chi phí phù hợp để doanh nghiệp có thể chịu đựng được.
Ông Minh cũng thông tin, để nâng cao chất lượng GDNN, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo xây dựng đề án nâng cao chất lượng GDNN trong thời gian tới với 3 biện pháp: Từng bước nâng cao tự chủ cho nhà trường để phát huy được năng lực; chuẩn hóa các điều kiện đào tạo, trong đó có chuẩn hóa điều kiện giáo viên phải biết được cả lý thuyết và thực hành; chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo thiết bị, cơ sở vật chất. Chương trình đào tạo có sự tham gia của các doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng nhận sinh viên đến thực tập.
Tin liên quan
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform