Thúc đẩy đối mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Hội thảo Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ảnh: T.D |
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”.
Phát biểu tại hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, những thách thức từ môi trường kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng nhanh, mạnh và khó đoán định tới việc thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030.
Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Trong đó, độc lập, tự chủ của nền kinh tế cần được xây dựng trên cơ sở cân bằng và củng cố nội lực, đồng thời phát huy, tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài mang tới.
"Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số giúp thúc đẩy xây dựng và phát triển nền kinh tế sáng tạo, tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, có khả năng thích ứng cao trước những biến động lớn của kinh tế thế giới và khu vực, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu", Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.
Theo ông Hiển, Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Ông Hiển nhìn nhận, trong bối cảnh nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam cũng đã có những chuyển biến tích cực.
Về đổi mới công nghệ, năm 2020, đã cấp 4.319 bằng độc quyền sáng chế; 18.197 công bố quốc tế; tỷ lệ chi cho nghiên cứu triển khai khu vực ngoài nhà nước tăng lên đạt 40,07%, khu vực FDI 12,87%, khu vực Nhà nước 47,05%; Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã huy động được gần 800 tỷ đồng từ doanh nghiệp cho các dự án đang thực hiện; Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2021 với mục tiêu số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%-20%/năm.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, những thay đổi trong cách thức vận hành của nền kinh tế và thị trường toàn cầu dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đã mang lại cả thách thức và cơ hội cho ngành Công Thương Việt Nam. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và đẩy nhanh quá trình đổi mới, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, trong bối cảnh đó Việt Nam đã ban hành và đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao nội lực nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới.
Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, tương lai của chuỗi cung ứng là số hóa và tự vận hành. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy một số xu hướng đã có từ trước diễn ra nhanh hơn, trong đó dễ nhận thấy nhất là xu hướng tự động hóa, rô-bốt hóa, và chuyển đổi số. Xu hướng này hứa hẹn những lợi ích vô cùng lớn đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày - những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các đại biểu đánh giá khách quan cho thấy, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Chuyển đổi số trong các ngành sản xuất còn chậm; còn thiếu các cơ chế, chính chính sách hỗ trợ hiệu quả về chuyển đổi số, cơ chế đột phá đa dạng hóa chuỗi cung ứng để doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ đổi mới công nghệ, chuyển đổi số chưa nhiều. Nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số ít thị trường dẫn đến phụ thuộc và thiếu bền vững.
Bên cạnh đó, các xung đột thương mại gần đây, cũng như chiến tranh Nga - Ukraina đã dẫn tới nhiều hạn chế trong việc các doanh nghiệp thâm nhập và tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Điển hình là sự gia tăng chính sách bảo hộ của nhiều nước; xu hướng tăng chi phí vận chuyển và chi phí năng lượng trên phạm vi toàn cầu; xu hướng chững lại của các dòng FDI; xu hướng tăng chi phí nhân công ở các nước đang phát triển, nhất là những nước trước đây tận dụng lợi thế lao động rẻ để phát triển…
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform