Thương mại điện tử: Cánh cửa đưa hàng Việt Nam ra thế giới
Quảng bá hàng Việt, sản phẩm xanh trên thương mại điện tử 5 xu hướng của xuất khẩu qua thương mại điện tử “Kiềng 3 chân” để hàng Việt bước ra toàn cầu qua thương mại điện tử |
Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp Việt mở ra nhiều cơ hội để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: TTXVN |
Tại Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024, ngày 27/6, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) Bùi Trung Kiên cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc áp dụng các nền tảng thương mại điện tử hiện đại không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội mới mà còn đặt ra nhiều thách thức. Việc thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, sự phát triển của công nghệ cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ là những yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải thích nghi và đổi mới.
Dự báo từ năm 2020-2027, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới hàng năm sẽ đạt 28,4%, riêng Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2021-2026 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%. |
Theo báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: xu hướng xuất khẩu thương mại điện tử tại Việt Nam 2022” của AccessPartnership, giá trị xuất khẩu thương mại điện tử B2C của Việt Nam dự kiến đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027. Ngoài ra, dữ liệu của Amazon cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm xuất khẩu và bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đang cho thấy tiềm năng to lớn. Thông qua các sự kiện như: Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024, góp phần thúc đẩy một môi trường nuôi dưỡng sự đổi mới, trao quyền cho các doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao vị thế toàn cầu cho hàng hóa, thương hiệu và ngoại thương Việt Nam trên trường quốc tế.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến 2030 đặt ra một số mục tiêu như: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ 6-7%/năm và tăng trưởng nhập khẩu từ 5-6%/năm. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, cán cân thương mại hiện đang xuất siêu, thậm chí có giai đoạn nhập siêu, dù vậy điều này không bất thường, quan trọng là không tạo ra dao động quá lớn.
Về mặt thị trường, chiến lược cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu thị trường châu Âu đạt 17% kim ngạch xuất khẩu, còn châu Á đạt 50%, châu Mỹ đạt 32-22%... Song song đó, vẫn duy trì những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như: dệt may, da giày, tuy nhiên trong những mặt hàng đó phải thúc đẩy gia tăng giá trị. Chẳng hạn như với dệt may không chỉ dừng lại ở khâu may mà cần đầu tư xây dựng thương hiệu, thiết kế, phân phối, bán lẻ, đồng thời đa dạng hóa thị trường, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.
Ông Hải cho rằng, việc mở rộng thị trường không chỉ bằng các phương tiện truyền thống như tham dự hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương mà có thể phát triển thị trường thông qua nền tảng trực tuyến, các nền tảng số, bên cạnh đó là phát triển logistics hỗ trợ cho xuất nhập khẩu.
“Thương mại bền vững sẽ là từ khóa xuyên suốt trong giai đoạn tới. Đặc biệt, thương mại bền vững không chỉ ở những con số mà còn thể hiện ở các chỉ tiêu khác, như sự tăng trưởng đồng đều, ổn định, đem lại giá trị cho các địa phương, vùng miền, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, không đánh đổi về mặt giá trị xã hội, giữ tài nguyên cho các thế hệ sau này, tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao,” ông Trần Thanh Hải cho hay.
Thực tế, trong bối cảnh xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, việc tận dụng công nghệ số và thương mại điện tử xuyên biên giới để khai thác tiềm năng xuất khẩu toàn cầu đang được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ngày một đánh giá cao và điều hướng tập trung.
Thống kê của Amazon Global Selling cho thấy, giai đoạn 2022-2025 tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng gấp 2,3 lần so với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thông thường. Dự báo từ năm 2020-2027, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới hàng năm sẽ đạt 28,4%, riêng Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2021-2026 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%.
Ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc khu vực miền Bắc của Amazon Global Selling thông tin, tính đến tháng 8/2023 đã có hơn 17 triệu sản phẩm từ Việt Nam được bán ra trên sàn thương mại điện tử Amazon, doanh thu của nhà bán hàng trong năm 2023 tăng trưởng trên 50%, điều này cho thấy hiệu quả của các nhà bán hàng từ Việt Nam.
Ông Hoàng Ninh, Trưởng phòng Chính phủ Số (Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số, Bộ Công Thương) cho biết mục tiêu của Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2026-2030 nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhằm tối đa hóa thế mạnh của từng vùng. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các khóa đào tạo cả trực tiếp và trực tuyến hoàn toàn miễn phí, qua đó giúp doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.
Tin liên quan
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform