Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Thuỷ sản Việt rộng cửa vào RCEP nhờ quy tắc xuất xứ nới lỏng

(HQ Online) - Sau hơn 5 tháng có hiệu lực, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã và đang ngày càng mở ra không ít cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam. Tuy nhiên, điểm lưu ý cho DN thuỷ sản là phải tìm hiểu, tuân thủ tốt quy tắc xuất xứ cộng gộp nội khối cũng như giám sát, đảm bảo chặt chẽ chất lượng hàng XK.
Nắm kỹ quy tắc xuất xứ cộng gộp trong RCEP để nâng cao lợi thế thuỷ sản Việt
Thêm nhiều doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
RCEP sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vươn cao hơn trong chuỗi cung ứng
Thủy sản là một trong những ngành hàng điển hình hưởng lợi ngay sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực.  	Ảnh: N.Thanh
Thủy sản là một trong những ngành hàng điển hình hưởng lợi ngay sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Ảnh: N.Thanh

Nhiều dư địa gia tăng xuất khẩu

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hiện nay, Việt Nam XK thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó XK sang các nước thành viên RCEP chiếm thị phần lớn (trên 63% thị phần XK thủy sản của Việt Nam).

Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có Hiệp định thương mại tự do với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi hiệp định này). Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP.

Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022 và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.

Khẳng định thuỷ sản Việt còn nhiều cơ hội thúc đẩy XK sang thị trường RCEP, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh: “Với mặt hàng hàng thủy sản, các FTA trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy ở Việt Nam, nhưng RCEP cho phép con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và XK mà vẫn được hưởng ưu đãi. Hiệp định RCEP giúp DN có thể đẩy mạnh XK các mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi XK sang thị trường các đối tác thương mại hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng”.

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhiều tiềm năng cho thuỷ sản Việt trong khối RCEP. Ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt trong nước của Trung Quốc hiện đạt 64 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu tiêu dùng lên tới 67,3 triệu tấn/năm. Thời gian qua, kim ngạch NK thuỷ sản của Trung Quốc tăng mạnh, năm 2021 là 3,6 triệu tấn, giá trị 15 tỷ USD, tăng gấp đôi so với những năm 2015-2016.

Đáng chú ý, XK thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2022 có sự khởi sắc đáng kể, đạt hơn 530 triệu USD, tăng tới 100% so với cùng kỳ năm trước, với sản phẩm XK chủ yếu gồm: cá tra, cá basa, tôm đông lạnh.

“Quy mô thị trường Trung Quốc lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng, trong khi đó Việt Nam lại có đường biên giới với Trung Quốc nên còn nhiều dư địa cho DN mở rộng kim ngạch XK thuỷ sản sang thị trường này”, ông Nông Đức Lai nhận định.

Tương tự, thuỷ sản Việt hiện cũng có nhiều cơ hội tại thị trường Malaysia. Bà Trần Lê Dung, Bí thư thứ nhất, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia phân tích: đây là đất nước hồi giáo nên nhu cầu tiêu thụ hàng thuỷ sản khá lớn. Hiện thuỷ sản Việt Nam đang chiếm 8,8% thị phần tại Malaysia sau Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan. 4 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của Việt Nam sang Malaysia đã tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước.

“Đây là con số rất ý nghĩa, cho thấy XK thuỷ sản Việt Nam tại Malaysia có triển vọng tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt, RCEP tạo điều kiện cho Malaysia hội nhập sâu hơn vào nền thương mại, đầu tư tự do toàn cầu nhờ xoá bỏ 90% thuế quan giữa các nước thành viên. Do vậy, thông qua cửa ngõ Malaysia, thuỷ sản Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường khác”, bà Trần Lê Dung nói.

Tìm hiểu kỹ quy tắc xuất xứ

Bên cạnh cơ hội cùng các yếu tố thuận lợi, đại diện nhiều Thương vụ Việt Nam tại thị trường các nước RCEP cho rằng, hiệp định này cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng thủy sản Việt Nam. Thuỷ sản Việt hiện vẫn chủ yếu XK dưới dạng thô, giá trị hàng hoá không cao. Cùng với đó, giá thành cao, thương hiệu thuỷ sản chưa được nhận diện tốt trên thị trường thế giới cũng là những điểm yếu điển hình dẫn tới giảm sức cạnh tranh hàng hoá.

Theo ông Nông Đức Lai, thời gian tới, các cơ quan chức năng trong nước cần giám sát chặt chẽ chất lượng thuỷ sản XK. Nếu không kiểm soát được, hàng hoá sẽ bị trả về hoặc tiêu huỷ. Cùng với đó, vị này nhấn mạnh: “Công tác phổ biến, cập nhật thông tin về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc cũng cần được đẩy mạnh. Ngoài hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, DN nên chủ động có cán bộ chuyên trách biết ngôn ngữ nước sở tại theo dõi và cập nhật kịp thời thông tin thị trường”.

Chia sẻ kinh nghiệm từ trường hợp thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Mạnh Đồng, Bí thư thứ ba, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, theo Hải quan Nhật Bản, trong năm 2021, sản phẩm thuỷ sản mà Việt Nam XK nhiều nhất sang Nhật Bản gồm: tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 22% trong tổng NK tôm của Nhật Bản; tôm chế biến chiếm 36% tổng NK tôm chế biến của Nhật Bản; bạch tuộc chiếm 38% tổng NK bạch tuộc của Nhật Bản… Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản với mặt hàng tôm, cua đều là Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc…

“Người dân Nhật Bản hiện nay rất ưa chuộng sản phẩm thuỷ sản chế biến sẵn, tiện dụng. Nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bản đòi hỏi khá khó tính trong chất lượng và độ tươi ngon của thuỷ sản. Đây là những điều các DN XK thuỷ sản phải đặc biệt lưu ý”, ông Nguyễn Mạnh Đồng nói.

Ông Lê Hoàng Tài lưu ý thêm: Các DN Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ quy tắc xuất xứ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ cộng gộp nội khối. Đồng thời, các DN cần đáp ứng tốt các quy định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước NK đối với sản phẩm thủy sản. Đây đang là khâu yếu của thủy sản Việt Nam”.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Sản phẩn từ bột mì Việt Nam vượt qua kỳ sát hạch xuất khẩu vào Đài Loan

Sản phẩn từ bột mì Việt Nam vượt qua kỳ sát hạch xuất khẩu vào Đài Loan

(HQ Online) - Sau gần 17 tháng (từ tháng 2/2023 đến nay), sản phẩm từ bột mỳ của Việt Nam đã vượt qua kỳ sát hạch xuất khẩu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA).
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(HQ Online) - Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Thêm lựa chọn cho doanh nghiệp xuất khẩu đi châu Âu

Thêm lựa chọn cho doanh nghiệp xuất khẩu đi châu Âu

(HQ Online) - Ngày 12/7, Cảng Container Quốc tế Sài Gòn – SSA (SSIT) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón thành công tàu MSC TOKYO thuộc tuyến dịch vụ BRITANNIA. Đây là tuyến trực tiếp đến Châu Âu đầu tiên của hãng tàu MSC tại Việt Nam.
(Infographics) Hơn 369 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

(Infographics) Hơn 369 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 369,62 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 51,08 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào trong 6 tháng đầu năm 2024

(Infographics) Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào trong 6 tháng đầu năm 2024

(HQ Online) - Hết tháng 6 đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào đạt 927,6 triệu USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 51 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 51 tỷ USD

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6 có giảm nhẹ những vẫn ở mức cao, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan mới công bố.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng trưởng nhờ sự phục hồi từ thị trường

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng trưởng nhờ sự phục hồi từ thị trường

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,4 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6

Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6

(HQ Online) - Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2024 đạt khoảng 150 nghìn tấn, trị giá 238 triệu USD, tăng 77,6% về lượng và tăng 76,6% về trị giá so với tháng 5/2024.
Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

(HQ Online) - Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ, để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh.
(Infographics) 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu tỷ đô giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(Infographics) 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu tỷ đô giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 5/2024, có 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan. Trong đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam có 4 nhóm tỷ đô.
Hàn Quốc đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Hàn Quốc đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(HQ Online) - Nhiều năm qua, Hàn Quốc duy trì vai trò là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương hàng chục tỷ USD/năm.
(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 336,48 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 46,81 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giá giảm, xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng

Giá giảm, xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng

(HQ Online) - Yếu tố thị trường đang chi phối giá xuất khẩu và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 336 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đạt hơn 336 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 (1-15/6/2024) đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,61 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 6

Xuất nhập khẩu đạt hơn 31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 6

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 6 (1-15/6), kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

(HQ Online) - 5 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đều có tăng trưởng khá và cán cân thương mại ở mức tương đối cân bằng.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cty-vinexad-vilog2024
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 57 phát hành ngày 16/7/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 57 phát hành ngày 16/7/2024

Tạp chí Hải quan số 57 (3394) có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản có sự phân hóa mạnh

Tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản có sự phân hóa mạnh

Chỉ số giá căn hộ chung cư tiếp tục duy trì xu hướng tăng tại cả Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.
Doanh nghiệp giảm lợi thế cạnh tranh do quy định tăng cường vi chất vào thực phẩm

Doanh nghiệp giảm lợi thế cạnh tranh do quy định tăng cường vi chất vào thực phẩm

Nhiều doanh nghiệp cho biết đang đứng trước nguy cơ giảm năng lực cạnh tranh của hàng nội địa và xuất khẩu, vì giá thành hàng nhập khẩu thấp hơn, do không phải tốn kém tăng cường iot, sắt, kẽm, khiến hàng Việt nam thua ngay trên sân nhà.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: "Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính – ngân sách nửa đầu năm"

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: "Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính – ngân sách nửa đầu năm"

Những thành tích đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024 của ngành Tài chính thể hiện rõ sự nỗ lực, phấn đấu quyết liệt của toàn thể cán bộ, công chức ngành Tài chính, sự phối hợp của chính quyền các địa phương.
Ngành Tài chính các địa phương linh hoạt, chặt chẽ trong điều hành thu - chi ngân sách

Ngành Tài chính các địa phương linh hoạt, chặt chẽ trong điều hành thu - chi ngân sách

Ngành Tài chính tại các địa phương bày tỏ quyết tâm phấn đấu thu đạt và vượt dự toán, đồng thời tăng cường chống thất thu, xử lý thu hồi nợ đọng thuế…
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024) có các tin chính sau:
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024.
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Việc quản lý và thúc đẩy tổng cầu trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng tác động chưa nhiều tới khu vực đầu tư tư nhân. Thực tế cho thấy, khu vực này vẫn đang chật vật chống chọi với nhiều khó khăn.
(Infographics) Kết quả chống buôn lậu của lực lượng Hải quan nửa đầu năm 2024

(Infographics) Kết quả chống buôn lậu của lực lượng Hải quan nửa đầu năm 2024

Ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 8.201 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
(PODCAST CHUYÊN ĐỀ) Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh

(PODCAST CHUYÊN ĐỀ) Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh

Xin chào quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe Podcast chuyên đề của Tạp chí điện tử Hải quan Online. Podcast chuyên đề hôm nay có chủ đề: Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh.
Phiên bản di động