Tiếp tục cắt giảm thuế theo ATIGA: Ngân sách chịu tác động không đáng kể
Kim ngạch NK tăng gần 20%
Để thực hiện lộ trình ưu đãi thuế theo Hiệp định ATIGA, tháng 9/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2016/NĐ-CP quy định mức thuế suất theo lộ trình cam kết tại Hiệp định ATIGA trong giai đoạn 2016 – 2018. Việc thực hiện Nghị định này đã góp phần hỗ trợ công tác thống kê hải quan về XNK, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh minh bạch về thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan Hải quan trong triển khai.
Đặc biệt, việc áp dụng những ưu đãi thuế với các nước tham gia ATIGA đã góp phần mang lại một “cục diện” XNK tươi sáng giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Thời điểm hiện tại, ASEAN trở thành thị trường XK lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc) với kim ngạch XK năm 2016 đạt tới 17,6 tỷ USD. Kim ngạch NK từ ASEAN của Việt Nam cũng duy trì đà tăng. Hoạt động đầu tư giữa hai nước cũng được mở rộng nhờ hoạt động thương mại.
So sánh số liệu 10 tháng đầu năm 2017 với cùng kỳ năm 2016 có thể chứng minh việc thực hiện Hiệp định ATIGA đã thể hiện nhiều tác động tích cực như kim ngạch NK đã tăng 19,17% (tương đương gần 3 tỷ USD) với trị giá tuyệt đối gần 22,8 tỷ USD từ ASEAN, chiếm 13,25% tổng kim ngạch NK thế giới. Trong đó, tăng mạnh nhất là mặt hàng ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống, phụ tùng linh kiện, dầu thực vật, các sản phẩm dầu mỏ, máy vi tính và sản phẩm điện tử... Bên cạnh đó, cũng có một số mặt hàng giảm NK đáng kể từ khu vực ASEAN như: Nguyên phụ liệu thuốc lá, dầu diesel, nguyên phụ liệu dệt may, giày da,... Xét về số liệu NK theo Giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định (C/O mẫu D), kim ngạch NK theo mẫu D chiếm khoảng 48% tổng kim ngạch NK với nhiều mặt hàng đạt tỷ lệ khá cao, thậm chí đạt 100%
Thuế suất bình quân giảm từng năm
Để tiếp tục thực hiện các cam kết trong nội khối ASEAN, đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ khi áp dụng Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) 2017 giữa các biểu thuế, việc đưa ra một Biểu thuế mới để thực hiện Hiệp định ATIGA là hết sức cần thiết.
Theo Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì xây dựng Biểu thuế này, do biểu thuế được xây dựng trên cơ sở bám sát cam kết tại Hiệp định nên về cơ bản thuế suất không thay đổi so với lộ trình đã cam kết. Tuy nhiên, do tác động của việc nhập dòng thuế, nguyên tắc tuân thủ các hướng dẫn chuyển đổi của các Uỷ ban thực thi Hiệp định, một số dòng thuế sau khi nhập dòng có mức thuế suất thấp hơn so với Nghị định 129, đồng thời việc phân mã và mô tả hàng hoá theo AHTN 2017 đòi hỏi chi tiết hoá thêm một số dòng thuế ở cấp độ trên 8 số để bảo lưu cam kết gốc của Việt Nam tại các Hiệp định.
Biểu thuế ban hành kèm theo dự thảo Nghị định bao gồm toàn bộ các mặt hàng Việt Nam đã cam kết cắt giảm trong ATIGA, trong đó có 9.107 dòng giữ nguyên mã hàng, mô tả và nước không được hưởng như Biểu thuế hiện hành do không chịu tác động của việc chuyển đổi từ Danh mục AHTN 2012 sang AHTN 2017. Thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng là mức thuế suất cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan.
Quan trọng nhất, theo lộ trình cắt giảm thuế quan ATIGA, mức thuế suất bình quân dự kiến cắt giảm từng năm cho giai đoạn 2018 – 2022 tính trên tổng biểu thuế hiện hành là 0,07% (từ 1/1/2018 đến 31/12/2018); 0,07% (từ 1/1/2019 đến 31/12/2019); 0,06% (từ 1/1/2020 đến 31/12/2020); 0,05% (từ 1/1/2021 đến 31/12/2021) và 0,04% (từ 1/1/2022 đến 31/12/2022). Mặt hàng xăng dầu có lộ trình giảm thuế riêng theo kết quả đàm phán trong ASEAN và đã được ASEAN thông qua năm 2010. Theo cam kết, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế NK các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, xét về tính ổn định, cơ bản, phần lớn các mã hàng trong Biểu thuế không thay đổi so với Biểu thuế hiện hành. Như vậy, việc ban hành Nghị định không phát sinh tác động đến việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA, đồng thời đảm bảo tính ổn định của biểu thuế ưu đãi đặc biệt. Về thu NSNN, nếu giả định tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch NK của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA là tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK bình quân giai đoạn 2014-2016 (tương đương với tăng 6%/năm); tỉ lệ sử dụng C/O mẫu D đạt khoảng 36% (số liệu năm 2016) thì tổng thu từ thuế NK của Việt Nam của những nhóm hàng chịu tác động điều chỉnh sẽ tăng hoặc giảm không đáng kể. Tác động tăng hay giảm thu ngân sách cho từng giai đoạn cắt giảm thuế quan đã được đánh giá vào thời điểm đàm phán lộ trình giảm thuế khi ký kết các FTA, đồng thời cũng được đánh giá tổng thể trong dự toán NSNN hàng năm.
Cho đến nay, dự thảo Nghị định đã nhận được 69/97 ý kiến trả lời, trong đó, 59 ý kiến nhất trí hoàn toàn. Một số ý kiến đề nghị quy định cùng một mức thuế suất đối với các mặt hàng có cấu tạo, chất liệu giống nhau nhưng khác nhau về mục đích sử dụng (ví dụ: ghế ngồi, ghế xoay). Bộ Tài chính cho rằng: Các mặt hàng này được phân loại khác nhau theo Danh mục hàng hoá, đồng thời khác nhau về thuế suất NK ưu đãi MFN (0% và 25%) và cam kết thuế tại các FTA. Nếu đồng bộ thuế suất về mức thấp sẽ là đơn phương đẩy nhanh cam kết, đồng nhất về mức cao sẽ vi phạm cam kết. Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định đảm bảo tuân thủ theo cam kết về thuế quan của Việt Nam trong các FTA. Một số ý kiến khác đề nghị áp dụng chính sách riêng cho phụ tùng máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được, hàng hóa đã qua sử dụng. Bộ Tài chính lý giải: Nghị định được ban hành là để thực hiện lộ trình cam kết của Việt Nam đã ký kết tại các Hiệp định thương mại tự do. Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu các ý kiến trong thời gian tới trong quan hệ xây dựng Biểu thuế NK ưu đãi MFN và đàm phán FTA. Dự kiến, sau khi ban hành, Nghị định sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018. |
Tin liên quan
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform