Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm tái chế
Doanh nghiệp bền bỉ cải tiến xanh cho mục tiêu bền vững Lộ trình hướng tới phục hồi kinh tế bền vững Phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản |
Hoạt động sản xuất tại nhà máy nhựa tái chế Duy Tân. Ảnh: DN cung cấp |
Sẵn sàng cho giai đoạn mới
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó hơn một nửa thải ra biển. Tuy nhiên, sau cam kết “Net-Zero” vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP-26) và các hiệp định thương mại thế hệ mới, đến nay chủ đề phát triển bền vững càng được doanh nghiệp, cũng như cộng đồng xã hội quan tâm.
Theo Đề án “Sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa tái chế”, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển ngành nhựa tái chế, TPHCM đã hỗ trợ triển khai Dự án Nhà máy nhựa tái chế Duy Tân tại Lô D2 - Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Theo báo cáo của UBND TPHCM, trong năm 2024, Thành phố sẽ thực hiện dự án đầu tư, nâng cấp Phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm và nghiên cứu sản xuất thử sản phẩm ngành cao su, nhựa kỹ thuật thuộc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp thành phố. Bên cạnh đó, TPHCM tập trung phát triển hệ sinh thái và công nghệ thu gom, tái chế rác thải cao su - nhựa theo hướng tái chế, tái sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh và bền vững, góp phần xây dựng thành phố xanh.
Hòa chung dòng chảy ấy, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đã và đang thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn với chu trình sản xuất khép kín, chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm sử dụng nhựa tái chế, hay nói cách khác là được tái sinh vòng đời trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng... là những tín hiệu đáng khích lệ về xử lý rác thải nhựa nói riêng và chuyển đổi sản xuất xanh trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Mặt khác, trên cơ sở tăng cường hợp tác đầu tư, liên doanh, đồng thời trở thành nhà cung cấp, tham gia chuỗi cung ứng của một số nhãn hàng toàn cầu đã giúp nhiều doanh nghiệp nhựa và những ngành liên quan thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn. Đơn cử, DKSH Việt Nam (DN hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, hóa chất đặc biệt và công nghệ kỹ thuật-PV) đã mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với Elementis - công ty hóa chất chuyên dụng toàn cầu để phân phối sản phẩm và phát triển thị trường tại Việt Nam, cũng như trong khu vực. Hợp tác giữa DKSH và Elementis còn hướng đến tăng cường sản xuất và những nỗ lực phát triển bền vững tại Việt Nam, tiếp nối thành công trong quan hệ hợp tác tại Trung Quốc của Elementis.
Tái chế thúc đẩy xuất khẩu
Theo các chuyên gia, việc đầu tư sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa tái chế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa ngành nhựa, hướng đến kinh tế tuần hoàn, thậm chí là “giấy thông hành” cho sản phẩm xuất khẩu đang là hướng đi được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Theo ghi nhận thực tế, hiện nay, mỗi ngày có 180 tấn nhựa từ 2.000 điểm ve chai khu vực phía Nam được thu gom về nhà máy của doanh nghiệp nhựa tái chế Duy Tân (Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Long An). Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty Nhựa tái chế Duy Tân cho biết, 180 tấn chai nhựa đã qua sử dụng sau khi được thu gom sẽ được đưa vào các nhà máy để tạo ra những hạt nhựa và sau đó sản xuất ra những chai nhựa tái chế. Tất cả quá trình này tạo thành vòng tuần hoàn và đưa dòng chảy nhựa tái chế đi vào cuộc sống hàng ngày.
Với công suất 60.000 tấn/năm, tương đương với hơn 4 tỷ chai nhựa được tái sinh mỗi năm, khi vận hành tối đa công suất có thể đạt tới 100.000 tấn, tương đương 7 tỷ chai nhựa, trong năm 2023, Duy Tân đã thu gom và tái chế được 30.800 tấn rác thải nhựa, tương đương 2,4 tỷ chai nhựa. Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và châu Âu với sản lượng xuất khẩu là 60%.
Dù có nhiều tiềm năng, song ngành công nghiệp tái chế nhựa của Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa, theo các chuyên gia, Việt Nam cần thực thi đồng bộ các giải pháp mang tính pháp lý và truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn, khuyến khích người tiêu dùng đón nhận sản phẩm bao bì nhựa tái chế.
Theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn chưa từng có để phát triển khi quy định tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) có hiệu lực thi hành bởi doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế. Song hiện nay ngành tái chế của Việt Nam còn non trẻ, chúng ta không có nhiều nhà tái chế lớn có công nghệ hiện đại. Hoạt động tái chế hiện nay chủ yếu được thực hiện ở các làng nghề, rất ô nhiễm và có thể nói là vi phạm pháp luật môi trường.
Các nhà tái chế có công nghệ tái chế hiệu quả và tuân thủ pháp luật môi trường mới có cơ hội tiếp nhận nguồn tài chính từ EPR. Còn đối với những nhà tái chế gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì sẽ không có cơ hội này, ông Hùng cho biết thêm.
Về phía doanh nghiệp, ông Hứa Phú Doãn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tái chế cho rằng ngành tái chế Việt Nam còn yếu, khả năng sinh lời thấp, đặc biệt khi phải đầu tư lớn hiện tại để thay đổi công nghệ, bộ máy. Do đó cần có biện pháp mạnh tay với các cơ sở không đạt chuẩn cũng như khuyến khích, hỗ trợ cơ sở tái chế chuyển đổi tạo công bằng cho thị trường.
Tin liên quan
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng: Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ Hải quan-Doanh nghiệp
19:14 | 10/09/2024 Hải quan
“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất 6 nội dung để nâng chất lượng đối tác Hải quan – Doanh nghiệp
15:32 | 10/09/2024 Hải quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
19:24 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
19:23 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Cấm các phương tiện đường thủy qua cầu Vĩnh Phú (nối tỉnh Phú Thọ với Vĩnh Phúc)
15:57 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lũ dâng cao, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán người dân
15:56 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp I trên sông Hồng
14:32 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất cấp 200 tấn gạo dự trữ quốc gia cho các địa phương chịu thiệt hại bởi bão số 3
14:28 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh
09:27 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics