Tính toán liều lượng và thời điểm phù hợp điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục
Cần tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả. Ảnh: Internet |
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính tại cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá vào gần cuối tháng 1/2024, một trong những yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong năm 2024 là việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá. Bộ Tài chính nhận định đây tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024, với dự kiến một số mặt hàng là giá dịch vụ giáo dục, y tế, giao thông vận tải và giá điện.
Về giá điện, Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh 2 đợt: tăng 3% từ ngày 4/5/2023 và tăng 4,5% từ ngày 9/11/2023.
Năm 2024, Bộ Công Thương kiến nghị xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.
Về giá dịch vụ y tế, vào tháng 11/2023, Bộ Y tế đã ban hành 2 thông tư theo trình tự thủ tục rút gọn để điều chỉnh mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng.
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh này là một bước trong quá trình thực hiện lộ trình tính đúng tính đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; quỹ bảo hiểm y tế vẫn có khả năng cân đối; nằm trong phạm vi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho phép.
Về lộ trình tiếp theo, Bộ Y tế đề xuất, năm 2024 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; từ năm 2025 trở đi sẽ từng bước kết cấu chi phí khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Về dịch vụ giáo dục, theo Bộ Tài chính, trong 3 năm học gần đây khung học phí đã được giữ ổn định. Đối với học phí năm học 2023-2024, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 31/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Trong đó quy định, giữ ổn định mức học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022. Mức trần học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập và giáo dục nghề nghiệp áp dụng mức mới theo lộ trình từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026- 2027. Như vậy, mức tăng này lùi 1 năm so với lộ trình học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Nên theo Bộ Tài chính, mức tác động đến CPI thực tế phụ thuộc vào mức học phí cụ thể do các cơ sở giáo dục quyết định.
Ngoài ra, về giá dịch vụ vận tải, hiện Bộ Giao thông vận tải đã điều chỉnh tăng trong năm 2024: khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không tăng trung bình 3,75%, khung giá một số dịch vụ tại cảng biển, giá vé của một số dự án BOT được điều chỉnh tăng từ ngày 29/12/2023…
Theo PGS.TS. Phan Thế Công, Trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Thương mại, áp lực lạm phát năm 2024 có thể đến từ khả năng điều chỉnh tăng giá theo lộ trình đối với dịch vụ giáo dục, y tế. Bởi trong cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình, giáo dục chiếm tới 6,17%, trong đó, dịch vụ giáo dục chiếm 5,45% nên biến động giá học phí có tác động lớn tới lạm phát
Với những vấn đề nêu trên, Bộ Tài chính nêu rõ cần chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, trên cơ sở đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả.
Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá năm 2024, đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là các Bộ: Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế chủ động tính toán, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá kỹ tác động, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, kịp thời thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Cũng về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, các cơ quan quản lý cần tập trung xây dựng, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp. Hơn nữa, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch các thông tin về giá, đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, tránh lạm phát kỳ vọng.
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform