TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
Chuyển đổi công nghiệp theo hướng công nghệ cao là nhu cầu cấp thiết của TPHCM. Ảnh: SHTP |
Yêu cầu cấp bách, cần thiết
Chuyển đổi công nghiệp không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với TPHCM và các đô thị trên toàn thế giới. Chia sẻ về quá trình chuyển đổi công nghệ tại TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, trong sự phát triển kinh tế của TPHCM, ngành công nghiệp có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng đóng góp cao. Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TPHCM, ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc dựa trên 4 ngành công nghiệp trọng yếu: cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su nhựa; chế biến lương thực - thực phẩ̉m. Đây là những ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tạo tác động lan tỏa tích cực đến các ngành kinh tế khác.
TPHCM cũng đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Mục tiêu là xây dựng một nền kinh tế bền vững, bao trùm và có khả năng phục hồi, trở thành mô hình có thể tham khảo đối với các địa phương. Hiện TPHCM đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị. Hợp tác quốc tế là nhân tố cần thiết để tận dụng những lợi ích của chuyển đổi công nghiệp và giảm thiểu các tác động tiềm tàng của quá trình này.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, theo các chuyên gia, công nghiệp TPHCM đang đứng trước những thách thức, phát triển thiếu bền vững; gia công, lắp ráp còn chiếm tỷ trọng cao; giá trị gia tăng thấp… Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết, TPHCM đã chuyển đổi công nghiệp từ khá sớm, từ năm 2000 đã dịch chuyển sản xuất công nghiệp, di dời các khu công nghiệp ô nhiễm và doanh nghiệp thâm dụng lao động. Sự ra đời của Khu công nghệ cao và Công viên phần mềm Quang Trung là những ví dụ điển hình.
Đến 2023, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế số đóng góp gần 15% GRDP của TPHCM, giá trị sản xuất khu công nghệ cao tích lũy đạt 150 tỷ USD. TPHCM cũng lọt top 100 thành phố có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu. Tuy nhiên, đến nay TPHCM mới chỉ có những mô hình ban đầu về chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn cũng còn nhiều vướng mắc.
Hình thành các ngành công nghiệp mới
Để khắc phục các hạn chế nêu trên, các chuyên gia khẳng định, việc chuyển đổi ngành công nghiệp TPHCM là rất cấp bách và cần thiết.
Theo lãnh đạo UBND TPHCM, TPHCM xác định phát triển hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chip điện tử, vi mạch, bán dẫn; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp xanh gắn chuyển đổi số; phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp như logistics, dịch vụ số (gồm thông tin và truyền thông), dịch vụ tài chính... Đặc biệt là phải hình thành các ngành công nghiệp mới như công nghiệp năng lượng mới, công nghiệp dược, công nghiệp văn hóa, điện ảnh...
Đáng chú ý, ngành vi mạch bán dẫn đang bùng nổ, đặc biệt tại các quốc gia tiên tiến về công nghệ như Mỹ, Nhật Bản và Singapore. Ngành này đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghệ và kinh tế toàn cầu. Nhận thức được tiềm năng to lớn, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành vi mạch bán dẫn, trong đó việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, đề cập lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn trở thành ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố.
UBND TPHCM định hướng, đến năm 2030, Khu công nghệ cao trở thành một trung tâm nghiên cứu, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của quốc gia, có hệ sinh thái vi mạch bán dẫn mạnh. Nơi đây đủ năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ tiên tiến, ươm tạo, thương mại hóa thành công sản phẩm vi mạch của Việt Nam.
Theo đó, TPHCM sẽ hoàn thiện và thí điểm cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành vi mạch bán dẫn phù hợp với chủ trương của TPHCM cùng thực tiễn phát triển ngành vi mạch thế giới tại Khu công nghệ cao. Các doanh nghiệp điện tử vi mạch bán dẫn trong Khu công nghệ cao có hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mạnh mẽ, liên kết, ứng dụng, chuyển giao công nghệ với các tổ chức khoa học công nghệ công lập.
Mặt khác, theo các chuyên gia, TPHCM là địa phương sớm phát triển mô hình khu công nghiệp (KCN). Cho đến nay một số KCN đã gần hết thời hạn cho thuê, cũng như nhiều doanh nghiệp đã hết hạn hợp đồng thuê là cơ hội rất tốt cho TPHCM chuyển đổi sang KCN sinh thái.
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái, bà Anna Skarbek, CEO Climateworks Center, nhận định Việt Nam có tiềm năng rất lớn về xây dựng các KCN Net Zero, trong đó tập trung vào năng lượng tái tạo. Tại TPHCM, bà Anna Skarbek khuyến nghị tích hợp Net Zero vào sự chuyển đổi công nghiệp ngay lập tức và hỗ trợ cho các KCN. Kiến nghị xây dựng lộ trình Net Zero cho TPHCM để triển khai các KCN Net Zero, gửi thông điệp rõ ràng tới khu vực tư nhân.
Song theo ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TPHCM, khi tiến hành tái cấu trúc, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi theo hướng bền vững, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, KCN sinh thái. Trong khi hiện nay, thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi là vấn đề tài chính. Vì vậy, rất cần các chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi công nghệ, trong đó bao gồm chương trình kích cầu đầu tư của TPHCM; các chính sách miễn, giảm, giãn thuế liên quan đến lĩnh vực công nghệ.
Ông Rich McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (Anh) tại Việt Nam: Bốn ngành chiến lược TPHCM cần ưu tiên đầu tư, phát triển Để lựa chọn các ngành công nghiệp phù hợp nhất cho TPHCM, dựa theo nghiên cứu của Viện, có bốn ngành chiến lược TPHCM cần được ưu tiên đầu tư và phát triển. Cụ thể: Một là ngành điện tử và sản xuất công nghệ cao. Hai là kinh tế số và dịch vụ công nghệ thông tin. Ba là năng lượng tái tạo và công nghệ xanh. Bốn là tài chính xanh. Ngoài ra, để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trên, cần kết hợp các chính sách chung và chính sách riêng cho từng ngành. Các chính sách chung tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, tinh gọn các thủ tục quản lý và đầu tư vào phát triển lực lượng lao động. Các chính sách riêng cho từng ngành bao gồm tạo ra các cụm công nghiệp công nghệ cao, ươm tạo các công ty khởi nghiệp công nghệ, đặt ra các mục tiêu năng lượng tái tạo tham vọng và phát triển hệ thống phân loại xanh để định hướng cho các khoản đầu tư bền vững. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sẽ có quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Thủ tướng đã ban hành 2 quyết định quan trọng bao gồm Phê duyệt Đề án chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp bán dẫn và sản xuất chip. Hiện chuyển đổi xanh cũng đã có những quy định cụ thể của Bộ Tài nguyên và Môi trường với những tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức để xác định thế nào là doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh, dự án xanh… Những điều này sẽ quyết định đến việc áp dụng cơ chế, chính sách hiện nay trong các quy định pháp luật để hỗ trợ các doanh nghiệp đang thực hiện quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong nền kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu tới Chính phủ và rà soát các quy định hiện hành liên quan đến hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi xanh. Những điều không còn phù hợp sẽ điều chỉnh và Bộ sẽ kiến nghị những chính sách mới. Tới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ trình chính sách mới được Thủ tướng chỉ đạo sớm ban hành về việc thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Thu Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cùng Ford Territory khám phá dòng chảy di sản
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
Hải quan và Biên phòng An Giang tạo sức mạnh chung trong phòng chống tội phạm
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform