Triều Tiên gửi thông điệp gì sau các vụ thử tên lửa?
Các nước Hội đồng Bảo an quan ngại về việc Triều Tiên thử tên lửa | |
Hội đồng An ninh Hàn Quốc họp khẩn sau khi Triều Tiên phóng tên lửa | |
Triều Tiên ngừng các đường dây thông tin liên lạc với Hàn Quốc |
Tên lửa được thử thành công có tầm bắn 1.500 km. |
Đây là hành động khiêu khích mới khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại. Như thường lệ dư luận quốc tế lại đặt câu hỏi: Tại sao Bình Nhưỡng thử tên lửa vào lúc này?
Từ tháng 3 năm nay, thế giới không ghi nhận bất kỳ vụ thử vũ khí nào của Triều Tiên trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un tập trung các nỗ lực nhằm đối phó với dịch Covid-19 và chèo lái một nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, thiên tai suốt cả mùa Hè và các đường biên đóng cửa để ngăn dịch lây lan. Thông tin về các vụ phóng gần đây được đưa ra trong bối cảnh nhiều nỗ lực ngoại giao con thoi giữa quan chức các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo chuyên gia về hạt nhân và bán đảo Triều Tiên Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp (FRS), “những vụ bắn thử tên lửa cuối tuần trước là rất đáng lo ngại, cho dù đó không phải là tên lửa liên lục địa, vì vẫn dọa trực tiếp đối với Hàn Quốc và Nhật Bản”. Đó cũng là hai nước mà Mỹ có đặt các căn cứ quân sự với hàng chục nghìn binh sĩ đồn trú thường trực.
Đài RFI cho rằng “Bình Nhưỡng đã khôn khéo tính toán cho hành động khiêu khích của mình. Tên lửa vừa bắn thử là loại tên lửa hành trình, không phải là loại tên lửa đạn đạo thuộc diện bị cấm theo các nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ), nhưng độ nguy hiểm thì không kém vì có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân loại nhỏ”. Tên lửa được thử thành công có tầm bắn 1.500 km, chủ yếu nhắm vào Hàn Quốc và Nhật Bản.
Một tuần trước khi thử tên lửa, Triều Tiên gây sự chú ý với giới quan sát khi đưa ra những tín hiệu thay đổi theo chiều hướng tích cực, dù chỉ là bên ngoài. Để chào mừng ngày Quốc khánh, Bình Nhưỡng tiến hành duyệt binh lần thứ 3 trong năm, song lần này không có màn phô trương sức mạnh quân sự của các cỗ xe quân sự hay những mẫu tên lửa đồ sộ mà thay vào đó là các máy cày, máy kéo nông nghiệp và xe cứu hộ, cứu thương.
Giữa khủng hoảng y tế vì dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế, dường như Triều Tiên cũng muốn được sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế. Trong khi Mỹ và các đồng minh nỗ lực để nối lại đàm phán về hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, Bình Nhưỡng muốn đánh tiếng khẳng định Triều Tiên đã và vẫn là một cường quốc vũ khí hạt nhân, đó là một thực tế phải được tính đến trong các cuộc thương lượng trong tương lai.
Theo trang mạng của Quỹ Carnegie, nhìn vào những diễn biến vừa qua và việc Triều Tiên công khai tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân, cho thấy rõ quyết tâm tiếp diễn chương trình tên lửa, đòi hỏi giới hoạch định chính sách Mỹ phải lưu tâm tới 3 vấn đề. Thứ nhất, chính quyền Biden cần tiếp tục nỗ lực để giải quyết các thách thức xung quanh khả năng phát triển hạt nhân của Triều Tiên bằng con đường ngoại giao. Trong khi Triều Tiên tiếp tục bác bỏ các động thái hướng đến các cuộc gặp mang tính thăm dò và vô điều kiện của chính quyền Biden, Mỹ vẫn nên làm rõ những lựa chọn có thể đưa lên bàn đàm phán nếu Triều Tiên tuân theo những hạn chế có thể kiểm chứng được đối với việc phát triển và thử nghiệm các hệ thống tên lửa mới, bên cạnh các nhượng bộ khác từ Bình Nhưỡng. Thứ hai, việc Triều Tiên phiên chế tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân cho các lực lượng vũ trang sẽ đặt ra những thách thức mới cho các liên minh của Mỹ trong khu vực. Mỹ cần tham vấn Seoul và Tokyo về tác động từ các năng lực mới của Bình Nhưỡng để có sự chuẩn bị về mặt quân sự cho liên minh, và kiểm soát tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cấm Triều Tiên sở hữu hoặc thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo - một định nghĩa rộng cho cả các phương tiện phóng vệ tinh - nhưng tên lửa hành trình thì được phép. Tên lửa hành trình thường là tài sản chiến thuật, được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự. Từ “S” cho thấy tên lửa có thể được sử dụng để mang vũ khí hủy diệt hàng loạt, chẳng hạn như đầu đạn hạt nhân mini, nhằm bắn tới mục tiêu. Khả năng phi hạt nhân hóa một tên lửa hành trình lại gây ra một vấn đề đau đầu khác cho các nhà hoạch định quốc phòng khu vực, vốn bối rối trước kho vũ khí khổng lồ với nhiều kích cỡ, chủng loại và tầm bắn của Triều Tiên.
Cuộc thử nghiệm được công bố rộng rãi vào ngày một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ bắt đầu tiến hành một loạt cuộc gặp tại Nhật Bản. Ông Leif-Eric Easley, Phó giáo sư nghiên cứu quốc tế tại trường Đại học Ewha Womans ở Seoul, nói: “Điều khiến vụ thử này trở nên khiêu khích là tuyên bố công khai của Triều Tiên rằng những tên lửa hành trình này là vũ khí 'chiến lược', ngụ ý họ có ý định thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp trên chúng”. Theo ông, Bình Nhưỡng có thể đang tính toán rằng Washington sẽ thực hiện một cách tiếp cận mềm mỏng hơn, do mối quan hệ căng thẳng của Mỹ với Trung Quốc và Nga cũng như sự phản đối của các nước này đối với việc gia tăng các biện pháp trừng phạt”.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt chắc chắn mang lại cho Bình Nhưỡng một sức răn đe rất lớn. Tuy nhiên, các chương trình này - khiến nền kinh tế Triều Tiên kiệt quệ và cộng đồng quốc tế xa lánh - cho đến nay đã thất bại trong việc giành được chiến thắng về mặt ngoại giao/chính trị. Quan hệ Triều-Mỹ cũng như quan hệ Triều-Hàn phần lớn đã bị "đóng băng" kể từ khi hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội (Việt Nam) năm 2019 thất bại. Sự "đóng băng" đó đã khiến ông Kim Jong-un, người đã tận dụng chương trình vũ khí của mình để có được 2 cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có với một tổng thống Mỹ đương nhiệm, rơi vào tình thế khó khăn về chiến lược. Do không đạt được thỏa thuận với một tổng thống Mỹ (hiện đã mãn nhiệm), đất nước của ông Kim Jong-un - một nền kinh tế không có gì nổi bật giữa các cường quốc sản xuất ở Đông Bắc Á - bị cô lập và phải chịu các lệnh trừng phạt hà khắc. Và kể từ năm 2020, đại dịch Covid-19 đã buộc Triều Tiên phải đóng cửa biên giới và cắt đứt giao thương với Trung Quốc. Kim Jong-un đang phải đối mặt với áp lực kinh tế và xã hội trong nước bên cạnh tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt chiến lược của mình.
Tin liên quan
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc Hàn Quốc đến du khách Việt Nam
14:08 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform