Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
Sôi động các hoạt động xúc tiến thương mại mở cửa thị trường Trung Quốc Xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 175 tỷ USD Thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt Nam |
Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. Ảnh: T.Bình |
Điểm sáng xuất khẩu nông sản
Cập nhật của Tổng cục Hải quan trong 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy, dù chịu ảnh hưởng chung của suy giảm kinh tế toàn cầu, thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn đạt con số bình quân hơn 10 tỷ USD/tháng. Cụ thể, hết tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 61,51 tỷ USD (bình quân hơn 12,3 tỷ USD/tháng), chiếm 23,58% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 20,32 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; nhập khẩu đạt 41,19 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 32,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Đáng chú ý, trong bối cảnh xuất nhập khẩu giữa hai nước có chiều hướng giảm, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhất là các mặt hàng trái cây và gạo sang thị trường Trung Quốc lại đang hết sức khởi sắc. Đặc biệt từ khi quốc gia láng giềng này khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh bình thường trên tuyến biên giới đất liền giáp Việt Nam từ tháng 1/2023, sau thời gian dài đóng cửa do dịch Covid-19.
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Hải quan tại các địa bàn trọng điểm như Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai… mỗi ngày các chi cục hải quan cửa khẩu ở đây làm thủ tục thông quan cho hàng trăm xe hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là các loại trái cây đang vào chính vụ như sầu riêng, vải thiều...
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến trong tháng 5, qua đó đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm lên hơn nửa tỷ USD. Trong đó, riêng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt kim ngạch 477 triệu USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tính chung 5 tháng đầu năm, riêng xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc thu về 1,286 tỷ USD, tăng đến 80,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 572,3 triệu USD. Thị trường Trung Quốc chiếm đến 63,47% kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước trong 5 tháng đầu năm.
Mặt hàng nông sản khác là gạo cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng tại thị trường Trung Quốc. 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 632.469 tấn, tổng kim ngạch đạt hơn 364 triệu USD, tăng gần 63% về lượng và tăng gần 79,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao hơn lượng nên có thể trị giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng gạo sang thị trường Trung Quốc cũng tăng đáng kể.
Việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang có được những kết quả ấn tượng là dấu hiệu hết sức tích cực trong bối cảnh thương mại của Việt Nam nói chung sụt giảm mạnh trong những tháng đầu năm. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi hàng hóa nông sản là nhóm hàng truyền thống và liên quan đến cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân của Việt Nam
Nỗ lực tạo cân bằng thương mại
Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng một thực tế là đây cũng là thị trường nước ta chịu thâm hụt lớn nhất với con số nhập siêu lên đến hàng chục tỷ USD/năm và tiếp tục chiều hướng năm sau nhập siêu của nước ta lại lớn hơn năm trước.
Đơn cử như năm 2018, năm đầu tiên thương mại song phương đạt mốc 100 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đạt 41,268 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ quốc gia láng giềng này là 65,438 tỷ USD, cán cân thương mại thâm hụt hơn 24 tỷ USD. Đến năm 2022, con số nhập siêu đã lên đến hơn 60 tỷ USD (Việt Nam xuất khẩu 57,7 tỷ USD và nhập khẩu 117,95 tỷ USD). Như vậy, chỉ trong 5 năm (2018-2022) con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng tới 150%.
Thực tế, khi Trung Quốc được xem là “công xưởng của thế giới” việc tìm được sự cân bằng thương mại với quốc gia này là điều không hề dễ dàng với các đối tác nói chung, không chỉ riêng Việt Nam.
Mặt khác, nhìn vào cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc có thể thấy nước ta nhập khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng từ hàng tiêu dùng đến nguyên phụ liệu phụ liệu, máy móc, thiết bị, hàng điện tử… trong khi đây là những nhóm hàng trị giá cao, có quy mô kim ngạch hàng tỷ thậm chí hàng chục tỷ USD/nhóm hàng/năm. Đơn cử như 5 tháng đầu năm nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 8,35 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 8,35 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 5,19 tỷ USD…
Trước thực trạng nêu trên, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm chênh lệch cán cân thương mại giữa hai nước. Điển hình là việc triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hóa xuất khẩu để đáp ứng tiêu chuẩn của phía Trung Quốc; triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa… Đồng thời các cơ quan chức năng của Việt Nam từ Trung ương đến các địa phương cũng thường xuyên tăng cường trao đổi với phía Trung Quốc về các giải pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Với nỗ lực của cả hai nước, kỳ vọng những năm tới, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục có sự phát triển và cán cân thương mại có sự cân bằng hơn.
Tin liên quan
Khởi tố 6 đối tượng liên quan đến hoạt động xuất khẩu đá vôi
09:12 | 27/09/2024 An ninh XNK
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
13 năm tù cho nhóm đối tượng vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới
Khởi tố 6 đối tượng liên quan đến hoạt động xuất khẩu đá vôi
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform