Ùn ứ dưa hấu: Cơ quan quản lý đã "tròn vai"?
Bán dưa dựa vào tình thương!
Câu chuyện tồn đọng, ách tắc nông sản ở cửa khẩu đã không còn mới bởi có thể coi đây là chuyện "thường kỳ". Trên thực tế, dưa hấu hiện đang ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái, đây không phải hiện tượng mới và thường xuyên xuất hiện vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm khi vào tiết thanh minh, phía Trung Quốc tăng cường nhập khẩu số lượng lớn hoa quả tươi. Năm nay, lượng dưa hấu, thanh long tăng 10-15% so với cùng kỳ 2014 nên số lượng xe rất nhiều tại Tân Thanh.
“Mỗi ngày, lực lượng Hải quan tại cửa khẩu Tân Thanh giải quyết thủ tục cho khoảng 300 đến 350 xe trong số lượng xe có tại cửa khẩu là 800 xe, còn tồn lại khoảng 400 xe”, Phó Tổng cục trưởng chia sẻ.
Để giúp đỡ bà con nông dân, ngày 9-4, tại trụ sở Bộ Công Thương, một “chiến dịch” bán dưa hấu cho nông dân được triển khai. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trước mắt đơn vị đã tổ chức phát động cán bộ công chức khối cơ quan Bộ mua ủng hộ 14 tấn dưa hấu. Thông qua chương trình này, Bộ Công Thương thể hiện quyết tâm hỗ trợ đồng bào vùng trồng dưa miền Trung cũng như giúp doanh nghiệp vận tải, xuất khẩu đang gặp vấn đề ách tắc dưa tại cửa khẩu.
Một hình thức khác, sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội cũng chung tay giúp nông dân bán dưa. Bởi thế nên nhiều tấn dưa hấu đã được bán nhờ những tấm lòng hảo tâm.
Có cái nhìn tích cực về "bài toán PR bán dưa ở Bộ Công Thương cũng tốt, sinh viên bán dưa cũng tốt" nhưng trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng động thái này không giải quyết được vấn đề.
“Dưa hấu ùn tắc nổi lên mấy ngày hôm nay. Sinh viên bán được mấy chục tấn dưa, đấy là tấm gương tốt cần biểu dương nhưng đồng thời cũng kích động những người đáng lẽ phải xông pha trước sinh viên nhưng lại không làm”, ông Phú nói.
Theo vị chuyên gia này, các Tổng công ty thương mại Hà Nội “khoe” nhiều vốn, có hàng trăm mạng lưới nhưng lại để sinh viên đi làm việc này. “Vậy có Tổng công ty thương mại để làm gì?, vai trò của Bộ Công Thương ở đâu?” ông Phú đặt câu hỏi và nêu ra một thực tế những người đúng việc, đúng vai thì không làm còn những người không phải việc của mình thì rất hăng hái.
Lỗi do nông dân?
Thực tế cho thấy, việc nông sản ùn tắc tại cửa khẩu đã diễn ra hơn chục năm nay và năm nào cũng vẫn tái diễn. Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Võ Văn Quyền khi được hỏi về vai trò của Nhà nước, khâu phân phối nội địa ở đâu khi để nông sản liên tục bị ép giá, cho biết, nguyên nhân chính là do người nông dân chưa sản xuất theo tín hiệu thị trường. Nếu không loại bỏ được tư duy tự phát, manh mún và sản xuất không có kế hoạch, không chỉ vụ này mà nhiều vụ nữa, dưa hấu vẫn rớt giá.
Tuy nhiên phản biện lại ý kiến trên, ông Phú nói: “Đừng đổ lỗi cho nông dân. Ai đổ lỗi cho nông dân là có tội”. Nguyên nhân tình trạng này vẫn diễn ra triền miên là do hệ thống phân phối - vấn đề mấu chốt vẫn không giải quyết được.
Để giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cần có quy hoạch sản xuất dài hạn, đồng thời hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân. Thế nhưng ông Phú cho rằng, các cơ quan quản lý dù có đưa ra giải pháp nhưng cũng chỉ là đề án tổ chức chung chung, không có giá trị thực hiện nhiều.
“Cái kết trong các công văn đều là tất cả các địa phương kết nối cung cầu không để khan hàng sốt giá nông dân thua thiệt. Tất cả đều là hô khẩu hiệu!”, ông Phú thẳng thắn nói.
Ông Phú nói thêm rằng: “Tôi chưa thấy một đề án nào để giải quyết chuỗi hoa quả thiết yếu này cả. Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản nhưng cũng không cần làm nhiều mà chỉ chọn một số hoa quả sau đó tổ chức kết nối, phân phối”.
Có thể thấy, tình trạng ùn tắc dưa hấu thời gian này chỉ là một ví dụ cho nhiều ngành hàng đã từng rơi vào tình trạng tương tự như cà rốt, thanh long, cà chua... Nhiều người đặt câu hỏi rằng, lần này Bộ Công Thương đi bán dưa giúp nông dân thì tiếp đến Bộ này lại tiếp tục đi bán cà rốt, thanh long cho nông dân chăng? Phải chăng, cơ quan quản lý đang bế tắc trong vấn đề tìm “nhạc trưởng” cho hệ thống phân phối?
Vì vậy, trách nhiệm ở đây đầu tiên thuộc về cơ quan quản lý. Trong khi cơ quan quản lý chưa cung cấp cho người nông dân thông tin số lượng thị trường cần bao nhiêu, giá cả thế nào... thì chớ vội trách nông dân “chưa sản xuất theo tín hiệu thị trường”.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform