Vải thiều Bắc Giang vào mùa: Lại lo thương nhân Trung Quốc ép giá
Hơn 200 thương nhân Trung Quốc
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, năm nay tổng sản lượng vải thiều ước đạt 130.000 tấn, trong đó vải chín sớm ước tính khoảng 23.000 tấn, chiếm 17,7%.
Mặc dù mới là đầu mùa nhưng tại các điểm thu mua vải tải tập trung ở Bắc Giang như thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn), chợ Kép (huyện Lạng Giang), Đồi Ngô (Lục Nam) đã nườm nượp người, phương tiện đến bán, thu mua vải. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hải quan ngày 15-6 tại các địa điểm trên, từ 6 giờ sáng, người dân đã vận chuyển vải ra các cơ sở thu mua vải tập trung, cảnh ùn tắc kèo dài từ 7 giờ sáng đến 8 giờ 30 phút do các thương lái thường tập trung thu mua với giá cao trong khoảng thời gian này vì vải lúc này là vải hái sớm, đẹp và còn tươi. Hiện tượng tắc đường phổ biến nhất tại các xã Phượng Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Giáp Sơn.
Theo khảo sát của phóng viên tại Bắc Giang cho thấy, giá vải dao động từ 20.000 - 35.000 đồng/kg tuỳ từng loại vải, thời điểm và địa phương các huyện. Giá phổ biến ở mức 20.000 - 30.000 đồng/kg. Cụ thể tại Tân Yên giá dao động từ 19.000 - 30.000 đồng/kg, Lục Nam từ 15.000 - 25.000/kg, Lục Ngạn từ 15.000 - 35.000 đồng/kg. Theo chia sẻ của nhiều người dân tại Lục Ngạn, với giá bán như hiện tại người dân trồng vải đã bắt đầu có lãi nhưng qua tìm hiểu của phóng viên, do thời tiết không thuận lợi một số người dân trồng vải bị mất mùa nên có nhiều thiệt hại. Bởi từ đầu tháng 1 trở đi có nhiều ngày rét đậm, rét hại kèm theo mưa lớn khiến nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến quá trình phân hoá mầm hoa. Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4, trời liên tục mưa phùn, nồm nhiều ngày không có nắng, độ ẩm cao nên ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, đậu quả. Do đó thời vụ năm 2016 muộn hơn so với cùng kỳ hàng năm khoảng 10 – 15 ngày. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tổng sản lượng vải thiều năm nay ước giảm 65.000 tấn (khoảng 30%) so với năm 2015. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bắc Giang, chất lượng vải năm nay cao hơn những năm trước, các công đoạn chuẩn bị cho thu hoạch, tiêu thụ vải thiều dược chuẩn bị kỹ lưỡng. Vào vụ thu hoạch, toàn tỉnh có gần 3.000 điểm thu mua lớn nhỏ, với trên 1.500 thương nhân trong và ngoài nước về thu mua và giám sát tiêu thụ vải thiều. Trong đó, riêng thương nhân người Trung Quốc chiếm trên 200 người.
Theo ghi nhận của phóng viên tại Bắc Giang trong 2 ngày 14 và 15 -5, thương nhân hoạt động tích cực chủ yếu là người Trung Quốc, giá vải do vậy bị chi phối lớn bởi những thương nhân ngoại quốc này. Anh Hà - người dân trồng vải tại huyện Lục Ngạn cho biết: “Giá bán vải hiện nay trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào thương nhân người Trung Quốc do họ thường thu mua với số lượng lớn, giá cao hơn thương nhân trong nước. Nhưng cũng vì thế, giá vải trên thị trường cũng do họ quyết định. Lúc nào ít hàng thì họ đẩy giá thu mua lên cao, hàng nhiều thì bị ép giá xuống thấp, do giữa thương nhân Trung Quốc có sự liên kết ngầm nên giá vải do họ mua rất ít khi có sự chênh lệch”. Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều trường hợp khi cân trung bình 100kg vải, thương lái trong nước sẽ trừ lá, quả sâu, dập… từ 10.000 - 12.000 đồng còn thương lái Trung Quốc chỉ trừ 7.000 đồng, (ở đây chưa tính đến việc thương lái trong nước cân sai-PV). Điều này khiến người trồng vải muốn bán cho thương nhân Trung Quốc hơn thương nhân trong nước, dẫn đến tình trạng thương nhân Trung Quốc dễ kiểm soát thị trường mua bán vải ở địa phương.
Đa dạng thị trường
Chia sẻ về những khó khăn trong mùa vải năm nay tại Bắc Giang, ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết thêm: “Các thương nhân Trung Quốc là bạn hàng quen thuộc, truyền thống đối với Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn khó khăn do chưa có thông tin một cách cơ bản, bài bản về thị trường tiêu thụ vải thiều tại Trung Quốc, về chính sách biên mậu, về số lượng tham gia giám sát trong thu mua của các thương nhân người Trung Quốc. Đồng thời, còn tình trạng các thương nhân kinh doanh vải thiều không qua hợp đồng chính thức với hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh nên tính ổn định thấp”.
Ngoài ra, theo UBND tỉnh Bắc Giang, hiện nay thiếu các doanh nghiệp có tiềm lực, khả năng xuất khẩu vải thiều tươi đến các thị trường xa, khó tính; cơ sở hạ tầng, giao thông tại các cửa khẩu còn chưa đáp ứng được với lượng hàng hoá xuất khẩu dẫn đến tình trạng ùn tắc. Bên cạnh đó, vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong vòng 1,5 tháng song đến nay chưa có giải pháp tối ưu để bảo quản vải trong thời gian dài sau khi thu hoạch để xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Úc, EU… do đó vận chuyển đến các thị trường này thường phải bằng đường hàng không, chi phí rất cao.
Để tìm đầu ra cho sản phẩm, khắc phục khó khăn, tỉnh Bắc Giang và các cơ quan chức năng đang tìm cách để mở rộng thị trường tiêu thụ vải. Được biết UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức ký kết các chương trình hợp tác tạo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá chủ lực giữa TP. Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Mặt khác, theo Vụ thị trường trong nước - Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu truyền thống sẽ được mở rộng từ thị trường Trung Quốc sang các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia rồi mở rộng sang Úc, Mỹ, Nhật. Nếu năm 2014 sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc là 95% thì năm 2015 còn 93% và tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ vải trong nước cũng được mở rộng, thể hiện ở sản lượng xuất khẩu năm 2015 chỉ chiếm 45% (năm 2014 là 52%). Với việc đa dạng thị trường tiêu thụ vải trong và ngoài nước đã giúp chủ động thị trường, hạn chế quả vải bị ép giá, không để thương nhân Trung Quốc ép cân, ép giá như thông lệ.
Tin liên quan
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform