Văn bản dưới luật chậm ban hành: Làm sao để khắc phục?
Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng hiện vẫn chưa khắc phục được tình trạng ban hành các văn bản luật, dưới luật còn chưa đúng quy định. Tình trạng luật đã ban hành nhưng chờ nghị định, thông tư hướng dẫn tới vài năm gây ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện thi hành luật.
Luật chậm đi vào cuộc sống hoặc không phù hợp với cuộc sống đồng nghĩa với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như quy định pháp luật thiếu tính khả thi, thậm chí chồng chéo, mâu thuẫn, luật được ban hành nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết.
Theo báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, tính đến tháng 8 năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành đã ban hành văn bản quy định chi tiết được 485/ 572 (chiếm 85%) nội dung được giao trong các luật, còn 87/572 (chiếm 15%) nội dung chưa có văn bản quy định chi tiết được ban hành. Trong các nội dung đã được quy định chi tiết có 301/485 (chiếm 62%) nội dung bảo đảm có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của luật, vẫn còn 184/485 (chiếm 38%) nội dung có hiệu lực chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực của luật.
Đặc biệt, một số luật có tới 80% nội dung chưa có văn bản quy định chi tiết được ban hành, thậm chí một số nội dung sau rất lâu luật có hiệu lực nhưng vẫn chưa có văn bản quy định chi tiết. Nhận định văn bản luật không thống nhất, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết là những “căn bệnh” kinh niên trong công tác xây dựng luật.
Ví dụ như vướng mắc trong thủ tục giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu. Chính phủ đã ban hành Nghị định 25 có hiệu lực từ 20/4/2020 được kỳ vọng sẽ mở ra các cơ hội lớn cho nhiều địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã xong thủ tục đấu thầu và đang chờ hướng dẫn giao đất để thực hiện dự án trên cả nước. Nhưng chưa có thông tư hướng dẫn nên việc thực hiện Nghị định 25 không thống nhất, mỗi nơi áp dụng một kiểu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiền đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần dành thời gian nghiên cứu kỹ và tuân thủ trình tự, quy trình trong công tác này.
Ở góc nhìn khác ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng văn bản dưới luật chậm ban hành không phải do nhận thức của các cơ quan mà do có những điều khó và vướng trong thực tiễn triển khai.
Để gỡ khó cho vấn đề này giữa các cơ quan bộ, ngành cần chủ động hơn để giải quyết những vấn đề giao thoa, thuộc thẩm quyền của các bộ ngành và chủ động phối hợp với các cơ quan lập pháp ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng luật. Đất nước đang trong quá trình đổi mới các lĩnh vực kinh tế, hoạt động xã hội đòi hỏi tư duy xây dựng luật và phương thức triển khai luật cần thay đổi.
Báo cáo giám sát cũng cho thấy mặc dù không có văn bản nào có dấu hiệu trái Hiến pháp nhưng vẫn còn một số văn bản có dấu hiệu trái với quy định của luật. Cụ thể là 7 nghị định chứa nội dung có dấu hiệu trái với quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), 1 nghị định chứa nội dung có dấu hiệu trái với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Ngoài ra có 3 thông tư quy định không đúng nội dung luật giao, chưa thống nhất với hệ thống pháp luật, còn tình trạng chưa phân định rõ nội dung quy định chi tiết luật và biện pháp tổ chức thực hiện để thi hành luật.
Từ thực tế này và lấy dẫn chứng từ Luật Doanh nghiệp mới được ban hành, chưa có hiệu lực đã đề nghị sửa, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị: “Cần nghiêm túc, xem xét trách nhiệm,đánh giá tác động và phải có chế tài xử lý việc chậm trễ”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, cùng với việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng luật, việc đầu tư nguồn lực cho công tác này cũng quan trọng không kém.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, hiện nay nguồn lực phục vụ cho công tác xây dựng thi hành pháp luật còn có những hạn chế. Cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế ở trung ương và địa phương có đến hàng ngàn người nhưng vẫn chưa bảo đảm đủ về chất lượng và số lượng. Cán bộ làm pháp chế ở cấp bộ ngành được đào tạo luật thì thiếu quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đó và ngược lại. Kinh phí hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.
“Cần có một chiến lược mới về xây dựng hoàn thiện pháp luật Việt Nam”, ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh.
Về nguyên tắc xây dựng ban hành văn bản, quy phạm pháp luật, phải đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng văn bản, quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng luật hiện nay, mặc dù đã qua khâu thẩm định, thẩm tra, cho ý kiến và hoạt động chính sách pháp luật nhưng vẫn tồn tại vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích ngành.
Ông Hoàng Thế Liên - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị: “Cần đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc thiết kế luật một cách thiết thực để lấy ý kiến của nhân dân. Sau khi dân cho ý kiến thì báo cáo phản hồi ý kiến của nhân dân, điều gì dân nói đúng thì phải nghe.”
Những văn bản luật kém chất lượng sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng chung tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, cùng với việc đầu tư xứng đáng cho công tác xây dựng luật thì việc xem xét nghiêm túc hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của từng chủ thể là điều cần thiết để hạn chế của những bất cập bấy lâu trong công tác này./.
Tin liên quan
Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), cho thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm
10:59 | 28/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để thất thoát, lãng phí trong bố trí đầu tư công từ nguồn dự phòng
15:38 | 27/06/2024 Tài chính
Rà soát chính sách, khắc phục "5 thiếu" của ngành dược liệu Việt Nam
20:31 | 26/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
19:24 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
19:23 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Cấm các phương tiện đường thủy qua cầu Vĩnh Phú (nối tỉnh Phú Thọ với Vĩnh Phúc)
15:57 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lũ dâng cao, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán người dân
15:56 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp I trên sông Hồng
14:32 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất cấp 200 tấn gạo dự trữ quốc gia cho các địa phương chịu thiệt hại bởi bão số 3
14:28 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh
09:27 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics