Vẫn còn tình trạng nể nang trong xử lý nợ thuế
Ông có bình luận gì về tình trạng nợ thuế hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng của các DN, tập đoàn hiện nay?
Trước hết phải thấy rằng nợ thuế được chia ra các nhóm như: Nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Trong những năm qua, có nhiều DN thành lập chỉ với mục đích buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, không có hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi mua và sử dụng một số quyển hóa đơn rồi bỏ trốn không chấp hành nộp tiền thuế đã kê khai với cơ quan Thuế. Một số DN đã sử dụng hóa đơn đầu vào bất hợp pháp với mục đích gian lận tiền thuế của Nhà nước, khi cơ quan chức năng phát hiện, ra quyết định truy thu tiền thuế và phạt theo quy định của pháp luật thì DN bỏ trốn không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt. Có DN tự giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn nợ tiền thuế nhưng không thông báo với cơ quan Thuế. Số tiền thuế nợ của đối tượng này chiếm 56,7% trong tổng số nợ khó thu.
Hiện nay, chưa có cơ chế xử lý xoá nợ thuế cho một số khoản nợ như các đơn vị kinh doanh không hiệu quả, đã tự giải thể, DN/hộ kinh doanh có hồ sơ tạm ngừng kinh doanh nhưng không có văn bản tiếp tục kinh doanh sau thời gian đề nghị. Các hộ khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản bị thiên tai dẫn đến tài sản thế chấp bị phát mãi. Hộ kinh doanh, cá nhân còn nợ thuế nhưng đã nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn đi nơi khác, không nộp tiền thuế nợ vào NSNN. Trường hợp người nộp thuế bị thương tật, già yếu đã ngừng kinh doanh nhưng vẫn còn nợ thuế. Một số DN đã giải thể cũng không được xem xét xoá nợ thuế.
Đối với nhóm nợ chờ xử lý, hiện tỷ trọng nợ chờ xử lý/tổng thu NSNN năm 2011 và năm 2010 là 0,9%. Nguyên nhân là: Các trường hợp thuộc đối tượng xoá nợ thuế theo Luật Quản lý thuế nhưng chưa đủ hồ sơ: Các cá nhân, hộ kinh doanh còn nợ thuế nhưng đã chết, mất tích, hiện cơ quan Thuế chưa xác định được là không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt, do không để lại di chúc. Một số DN đã phá sản nhưng không làm các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật nên chưa có đủ cơ sở để xem xét xoá nợ thuế (thiếu tờ khai quyết toán thuế, quyết định tuyên bố phá sản...). Một số trường hợp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế do hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nhưng cơ quan Thuế gặp khó khăn khi xác định số tiền thuế được gia hạn nộp thuế.
Số tiền thuế nợ của đối tượng này chiếm 72,3% tổng số nợ thuế, trong đó nợ trên 90 ngày chiếm 63,3%; một số DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhưng không ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, thi công các công trình sử dụng vốn NSNN, nhưng chưa được NSNN thanh toán, dẫn đến tình trạng DN không có tiền để nộp thuế; Đặc biệt các khoản nợ có nguồn gốc từ đất: Do việc giao đất, giải phóng mặt bằng chậm, với diện tích thuê đất lớn. Nhiều dự án được giao đất nhưng DN không có khả năng tài chính để nộp thuế và tiền sử dụng đất nên dẫn đến còn nợ các khoản thu liên quan đến đất hàng ngàn tỷ đồng.
Hiện nay, cơ chế chính sách chưa được bổ sung, sửa đổi phù hợp với thực tế nên nhiều trường hợp đề nghị gia hạn nộp thuế, xóa nợ thuế, miễn phạt chậm nộp nhưng không xử lý được; việc triển khai biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế còn nhiều vướng mắc; việc quy định xử phạt chậm nộp thuế bao gồm tất cả các trường hợp nộp chậm, cả các DN thực sự gặp khó khăn về tài chính, chưa có khả năng nộp đủ, nộp kịp thời số thuế phát sinh, số tiền phạt rất lớn, DN đã không có khả năng trả nợ gốc, càng không thể trả thêm khoản tiền phạt.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì trách nhiệm để nợ đọng thuế là do cơ quan Thuế chưa làm cương quyết cũng như lực lượng cán bộ quản lý nợ thuế còn thiếu và yếu?
Thực tế, một số cơ quan thuế ở địa phương chưa kiên quyết thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, chưa ban hành 100% thông báo nộp thuế và phạt chậm nộp và thông báo chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế nên người nợ thuế lợi dụng, cố tình dây dưa, không nộp vào NSNN. Một số cục Thuế tuy đã triển khai biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhưng chưa đầy đủ, phần lớn chỉ dừng ở biện pháp trích tiền từ tài khoản là do: Đa số các DN nợ thuế lớn thuộc diện bị truy thu và phạt về thuế, khi thực hiện biện pháp kê biên tài sản thì giá trị tài sản không lớn, hiệu quả thu nợ không cao vì biện pháp này cần phải chờ định giá tài sản kê biên để thu hồi nợ thuế và hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ của từng ngành, việc phối hợp giữa các ban, ngành trong việc tổ chức định giá tài sản kê biên, bán đấu giá tài sản kê biên.
Mặt khác, số lượng công chức làm công tác quản lý nợ thuế ở địa phương còn thiếu, dẫn đến chưa triển khai hết các biện pháp thu nợ, nhất là cưỡng chế nợ thuế, trong khi đối tượng nợ thuế rất lớn. Đơn cử tại Cục Thuế Hà Nội số lượng DN có phát sinh nợ thuế chiếm khoảng 50% DN Cục Thuế đang quản lý. Trong khi đó, có thời điểm bình quân mỗi công chức thuế phải theo dõi, đôn đốc, xử lý nợ đối với khoảng 300 DN nên việc triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ đến tất cả các đối tượng nợ sẽ không kịp thời và thường xuyên, ảnh hưởng đến kết quả đôn đốc nợ. Mặt khác, một số chi cục Thuế bố trí cán bộ thu nợ chưa phù hợp, năng lực hạn chế, còn có tình trạng nể nang, chưa triển khai hết các biện pháp thu nợ, nhất là cưỡng chế nợ thuế.
Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa kịp thời như: Tại một số địa phương Sở Kế hoạch và Đầu tư không có thông báo trả lời với các trường hợp đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi Giấy phép kinh doanh, gây khó khăn cho việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp này.
Vậy trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng này, Tổng cục Thuế đã có những giải pháp gì?
Ngay từ đầu năm 2012, Tổng cục yêu cầu các cục thuế địa phương thực hiện qui định hàng tháng phải rà soát trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định gia hạn nộp thuế, nếu đã hết thời gian gia hạn nộp thuế, cơ quan Thuế phải đôn đốc người nộp thuế nộp ngay vào NSNN;
Triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Quy trình Quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14-10-2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với khoản nợ trên 90 ngày, khoản nợ đã hết thời gian gia hạn nộp thuế, khoản nợ của người nộp thuế có hành vi tẩu tán tài sản;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu học tập kinh nghiệm các nước, tăng cường lực lượng và đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp có đủ năng lực trình độ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý nợ thuế của ngành Thuế;
Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế tập trung toàn quốc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành Thuế phục vụ cho việc quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra và thu tiền thuế nợ.
Trong năm 2012, Tổng cục Thuế sẽ tham mưu giúp Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế liên quan đến việc xóa nợ thuế; gia hạn nộp thuế; cưỡng chế nợ thuế để phù hợp với tình hình thực tiễn, các văn bản pháp luật có liên quan và đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế như: Xử lý đối với khoản nợ trên 10 năm đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được, nợ khó thu trước ngày 1-7-2007, kiến nghị áp dụng thứ tự các biện pháp cưỡng chế nợ và phân kỳ nộp thuế.
Phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn "bắt tay" với cơ quan Thuế trong công tác chống trốn lậu thuế và gian lận thương mại, đẩy mạnh áp dụng có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế...
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thu Hằng (thực hiện)
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
19:24 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
19:23 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Cấm các phương tiện đường thủy qua cầu Vĩnh Phú (nối tỉnh Phú Thọ với Vĩnh Phúc)
15:57 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lũ dâng cao, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán người dân
15:56 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp I trên sông Hồng
14:32 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất cấp 200 tấn gạo dự trữ quốc gia cho các địa phương chịu thiệt hại bởi bão số 3
14:28 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh
09:27 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics