Vị thế Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới
Hội nghị G7: Quốc tế coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam “Ngoại giao cây tre” - Nâng tầm vị thế Việt Nam |
Tòa nhà Quốc hội. |
Thông thường, vị thế quốc gia được nhận diện dựa vào hai nhóm tiêu chí: tiêu chí cứng (như quy mô của nền kinh tế, dân số, sức mạnh quân sự, sức mạnh tài chính…) và tiêu chí mềm (văn hóa, tư tưởng, mức độ hiện đại về cấu trúc quản trị quốc gia, hay sự văn minh, tiến bộ trong việc tổ chức đời sống xã hội).
Ở nước ta, ý thức về vị thế quốc gia đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm chính là biểu hiện cao nhất của ý thức về quốc gia, dân tộc độc lập và tự chủ. Trong thời kỳ hiện đại, ngay trong “Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nêu ra khát vọng thay đổi vị thế của đất nước, để có thể “theo kịp các nước khác trên toàn cầu”, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.
Sau gần 40 năm thực hiện chính sách Đổi mới, một thực tế không thể phủ nhận là vị thế của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã thay đổi hoàn toàn, không chỉ bởi truyền thống anh hùng, dũng cảm, sức mạnh quân sự mà còn bởi những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và đối ngoại.
Yếu tố dễ thấy nhất, đem đến sự cải thiện vị thế quốc gia của chúng ta chính là những thành công trong quá trình cải thiện đời sống của người dân, gia tăng quy mô của nền kinh tế. Theo Ngân hàng thế giới, khi bắt đầu tiến trình đổi mới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 100 USD (năm 1988). Đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên khoảng 4.300 USD. Quy mô của nền kinh tế nước ta đạt khoảng 430 tỷ USD, xếp thứ 34 trên thế giới.
Cùng với thành tựu kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng trong bối cảnh thế giới đầy biến động cũng giúp Việt Nam gia tăng lòng tin với các nhà đầu tư quốc tế. Nếu năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam chỉ là 2,07 tỷ USD thì đến năm 2023, số liệu này đã tăng lên tới hơn 487 tỷ USD. Lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tiếp tục tăng nhanh, dự kiến đạt khoảng 18 triệu khách trong năm 2024.
Vị thế quốc gia của chúng ta hiện nay cũng được tạo nên bởi những kết quả rực rỡ về đối ngoại. Vị trí địa chính trị trọng yếu khiến Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, tìm cách gây ảnh hưởng bởi nhiều cường quốc. Với những nguyên tắc ngoại giao nhất quán, đến nay Việt Nam không chỉ duy trì được sức hút với các nước lớn, mà còn ngày càng vững vàng trong tư thế quan hệ cân bằng, không để bị lôi kéo vào các cuộc cạnh tranh quyền lực khu vực hoặc toàn cầu.
Cuối những năm 1980, Việt Nam chủ yếu chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước cùng khối xã hội chủ nghĩa, tiếng nói trên trường quốc tế rất hạn chế. Đến nay, với sự chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia; quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, quan hệ quốc hội, nghị viện với trên 140 nước. Việt Nam cũng là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc hay ASEAN.
Về thương mại quốc tế, sau hơn 30 năm nỗ lực, chúng ta hiện đang có quan hệ với trên 220 đối tác, tham gia và có quan hệ tốt đẹp với các định chế quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam cũng đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), và hiện nay đang đàm phán 3 FTA, điều kiện then chốt để tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt hơn 681 tỷ USD.
Sau gần 40 năm Đổi mới, có thể nói hình ảnh Việt Nam hiện nay được khắc họa là một quốc gia thanh bình, khát khao phát triển, một dân tộc cầu tiến và cởi mở, luôn chủ động và sẵn sàng làm bạn với các nước, nêu cao trách nhiệm quốc tế. Với những gì đã đạt được, Việt Nam đã tạo dựng được cơ sở để hướng đến gia nhập nhóm quốc gia có vị thế tầm trung trên thế giới, khi nhân loại bước sang thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, từ hướng tiếp cận so sánh thì có thể thấy cải thiện vị thế quốc gia không đơn giản chỉ là gia tăng quy mô của nền kinh tế hay sức mạnh quân sự. Điều này được chứng minh trên thực tế khi một số quốc gia Trung Đông là những điển hình về đất nước giàu có nhưng lại không có được uy tín và ảnh hưởng quốc tế như nhiều quốc gia châu Âu, có thể nhỏ hơn về diện tích, quy mô dân số cũng như giá trị của nền kinh tế.
Cũng có nghĩa, để thay đổi vị thế quốc gia theo hướng tích cực hơn thì chúng ta không chỉ hướng đến sự thịnh vượng kinh tế, quốc phòng vững mạnh mà Việt Nam còn cần phải thể hiện là đất nước đề cao và theo đuổi các giá trị tiến bộ, văn minh, được thế giới thừa nhận - những đặc điểm khẳng định vị thế quốc gia phát triển.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra tầm nhìn lãnh đạo đúng đắn: đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Hiện thực hóa được khát vọng 2045 là chúng ta đã thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ và đông đảo nhân dân từ 100 năm trước về sự thay đổi vị thế đất nước, sánh vai cùng các quốc gia phát triển.
Để vươn tới vị thế “quốc gia phát triển”, trong hơn 2 thập kỷ tới, trước hết chúng ta phải nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 12.000 đến 15.000 USD/năm, chỉ số phát triển con người phải vượt 0,8. Xa hơn nữa, Việt Nam sẽ vươn tới nhóm quốc gia có vị thế cao nhất nếu hiện thực hóa được hệ giá trị nhất quán trong tiến trình đổi mới: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, công bằng, bình đẳng, và đoàn kết xã hội.
Tin liên quan
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Ngoại giao cây tre” - Nâng tầm vị thế Việt Nam
18:31 | 12/02/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà báo Indonesia đề cao chính sách "ngoại giao cây tre" của Việt Nam
13:51 | 30/06/2023 Sự kiện - Vấn đề
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform