Việt Nam đặt mục tiêu “top 10” thế giới về chế biến nông sản
Đẩy mạnh chế biến, kiếm tìm thị trường mới là hướng đi khả thi giúp nông sản Việt hạn chế phụ thuộc thị trường Trung Quốc, giảm thiểu thiệt hại. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tỷ lệ nông sản chế biến thấp
Trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8%/năm.
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có khả năng đảm bảo chế biến, bảo quản khoảng 130 – 140 triệu tấn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản/năm; có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình làm nhiệm vụ sơ chế, chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa.
Dù vậy, Thứ trưởng Bộ NN&PTTN Phùng Đức Tiến đánh giá, sự phát triển của ngành chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, còn bộc lộ những tồn tại, nút thắt trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp như: Năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, công nghệ chế biến nông sản chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp (tính chung 15 - 20%), chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú, tổn thất sau thu hoạch còn cao.
Tổ chức liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Ví dụ điển hình về mặt con số, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 3,7 tỷ USD. Dù vậy, Việt Nam mới chủ yếu là xuất thô. Tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến đạt thấp chỉ khoảng 5 - 10%, trong đó, tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,2%.
Thống kê của NN&PTNT cho thấy: Cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế trên 1.000.000 tấn sản phẩm/năm, tập trung ở 28 tỉnh/thành phố. Số cơ sở chế biến nông lâm thủy sản có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình chiếm khoảng 95% số cơ sở. Hệ số đổi mới thiết bị chỉ ở mức 7%/năm, bằng 1/2 đến 1/3 của các nước khác.
Đáng chú ý, một số cơ sở chế biến của một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm, thiết bị cũ, công nghệ kỹ lạc hậu, tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, năng suất thấp. Tổn thất sau thu hoạch còn lớn, tùy lĩnh vực ngành hàng nhưng nhìn chung giao động từ 10 - 20%.
Giấc mơ “top 10” vào năm 2030
Nguyên nhân chủ yếu khiến công nghiệp chế biến trong nông nghiệp còn yếu được nhận định là do cơ chế chính sách đã ban hành trong hỗ trợ tương đối đầy đủ nhưng đổi mới chậm, hiệu quả chưa cao, tính thực thi còn hạn chế, thiếu sự nhất quán, đặc biệt về cơ chế tài chính còn yếu.
Hiện, chỉ có doanh nghiệp xuất khẩu lớn tham gia vào công nghiệp chế biến bởi đầu tư một nhà máy chế biến nông sản có dây chuyền hiện đại đòi hỏi kinh phí rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
Chính phủ đã “đặt hàng” với ngành nông nghiệp đến năm 2030 công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu và có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp với tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến sâu đạt 7 - 8%/năm.
Tỷ trọng sản lượng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao của các ngành đạt từ 30% trở lên; trên 50% số cơ sở chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đạt trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến; xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến nông sản có quy mô lớn, hiện đại, năng lực cạnh tranh quốc tế cao…
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Để công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh, trước tiên cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường, trong đó chú trọng đa dạng hóa thị trường nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường “ngách”, đặc biệt quan tâm đến thị trường trọng tâm, trọng điểm của nông sản Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản....
Cùng với đó là phải coi trọng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, là thị trường tiềm năng với trên 110 triệu người tiêu dùng vào năm 2030 và là giải pháp để hỗ trợ thị trường xuất khẩu.
Thứ hai là cần tổ chức sản xuất nguyên liệu, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản và tổ chức sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến; trên cơ sở đó thực hiện việc rà soát quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, có tính đến những tác động của biến đổi khí hậu để xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế.
Đồng thời, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản, gắn kết chế biến với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm, bao gồm nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương.
Lựa chọn các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả.
Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định...
Sáng nay 21/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng, xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp gắn với chương trình khoa học công nghệ quốc gia với các chương trình đầu tư vào chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp; đặc biệt là việc thu hút các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp tại các vùng, địa phương trọng điểm phát triển nông nghiệp. Hội nghị có sự tham dự của gần 500 đại biểu đại diện cho các bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố; đại diện một số viện, trường, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform