Vốn FDI vẫn chảy mạnh vào TP Hồ Chí Minh
Nhiều nhà sản xuất nước ngoài tăng vốn đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM. Ảnh: N.H |
Giữ vững vị trí cánh chim đầu đàn
Có thể thấy, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của TPHCM vẫn giữ được vị trí cánh chim đầu đàn của cả nước trong những năm qua. Kể từ năm 2017, TPHCM chính thức giữ “ngôi vương” trong bảng xếp hạng 30 năm thu hút FDI của cả nước với 7.494 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư có hiệu lực, tổng vốn đầu tư 44,5 tỷ USD, chiếm khoảng 13,9% tổng vốn FDI của cả nước. Trong năm 2018, 2019, TPHCM vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu với tổng vốn FDI thu hút được đạt 7,39 tỷ USD trong năm 2018 (tăng 11,8% so với cùng kỳ) và 8,3 tỷ USD trong năm 2019, tăng 39,45% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid -19, các DN phải gánh chịu rất nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn đầu tư đổ vào các KCX, KCN của TPHCM vẫn không suy giảm. Theo thông tin từ Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM (Hepza), trong 4 tháng đầu năm nay tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh tại các KCX-KCN trên địa bàn thành phố đạt 192,9 triệu USD, tăng 2,18 lần so với cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý là tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCX-KCN tại TPHCM đã tăng gấp 2,52 lần so với cùng kỳ với 65,98 triệu USD, trong đó chủ yếu là các dự án hiệu quả đã đầu tư từ các giai đoạn trước tăng vốn với 12 dự án, tổng vốn điều chỉnh tăng thêm đạt 60,51 triệu USD. |
Vì sao TPHCM làm được điều này? Theo lý giải của các chuyên gia, đó chính là nhờ sự đóng góp của những dự án "tỷ đô", những dự án tổ hợp sản xuất quy mô lớn... tạo ra "cú hích" cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của thành phố. Ngoài ra, một trong những thế mạnh của TPHCM trong thu hút đầu tư so với những địa phương khác là tạo ra những "mô hình mẫu" đầu tiên trong cả nước.
Trong đó, khu chế xuất Tân Thuận chính là "mô hình mẫu" đầu tiên mà TPHCM tạo dựng được. Đây cũng được coi là điểm mốc đánh dấu sự thành công của thu hút FDI tại TPHCM với sự ra đời của các KCX, KCN đầu tiên của cả nước. Ngay từ những ngày đầu mới hình thành vào năm 1991, KCX Tân Thuận đã thu hút trên 100 doanh nghiệp đến đầu tư vào đây và đang trở thành một khu chế xuất kiểu mẫu, giá trị sản xuất và xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất cao.
Các KCX, KCN đã biến đổi trên 3.500 hecta đất nông nghiệp nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất thấp trở thành vùng đất công nghiệp có đủ điện nước, có đường giao thông thuận lợi, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 250.000 người lao động đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Từ làn sóng này, TPHCM cũng trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước trong việc đón những "ông lớn" đến đầu tư như Intel, BP, Samsung, Toshiba, Mercedes, Isuzu, Nidec... và tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất, phát triển.
So với với tình trạng sụt giảm nguồn vốn FDI trong hoạt động thu hút đầu tư của cả nước (tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài của cả nước trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019) do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì tình hình thu hút đầu tư tại các KCX-KCN TPHCM vẫn giữ được mức tăng trưởng cao.
Nguyên nhân, theo ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư của Hepza, do nhiều dự án hiện hữu tại các KCX-KCN tiếp tục tăng vốn theo kế hoạch. Đây là các nhà đầu tư đang có hoạt động tốt tại Việt Nam. Điển hình như Công ty TNHH Meizan CLV (Singapore) đã hoạt động tại khu công nghiệp Hiệp Phước từ năm 2015, trong tháng 1/2020 đã đăng ký điều chỉnh tăng vốn đầu tư để thực hiện dự án sản xuất mới với tổng vốn đầu tư tăng thêm 13,4 triệu USD lên 21,46 triệu USD.
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư
Theo ông Trần Việt Hà, mặc dù việc thu hút các dự án FDI mới trong các tháng đầu năm 2020 có sự sụt giảm so với cùng kỳ (trong 4 tháng chỉ có 6 dự án cấp mới, vốn đầu tư đăng ký 5,48 triệu USD, giảm 74,25%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hoạt động thu hút FDI vào TPHCM cũng đang có những tín hiệu tích cực. Một số nước như Nhật, EU, Mỹ đang có xu hướng tìm kiếm các địa điểm đầu tư mới để giảm rủi ro và đa dạng hóa thị trường đầu tư, trong đó một số nước như Nhật Bản đang khuyến khích các DN của mình chuyển dịch hoạt động đầu tư sang các nước Đông Nam Á. Trong khi đó, hiện nay so với các nước trong khu vực Việt Nam đang được đánh giá cao về công tác chống dịch và nếu Việt Nam có thể kết thúc dịch sớm thì sẽ có nhiều cơ hội để thu hút các hoạt động đầu tư nước ngoài.
“Từ đầu năm đến nay một số nhà đầu tư nước ngoài đã đến tìm hiểu thông tin về việc thuê các khu đất có diện tích lớn trong các KCX, KCN thành phố để chuẩn bị mặt bằng cho các dự án đầu tư trong thời gian sắp tới. Một số quỹ đầu tư nước ngoài có vốn lớn cũng có những động thái quan tâm đến hoạt động này. Ngoài ra, một số DN trong khu công nghệ cao cũng có xu hướng đầu tư các nhà xưởng cao tầng tại các KCX-KCN để phục vụ cho hoạt động của các DN công nghiệp hỗ trợ, các yếu tố này sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư của các KCX-KCN TPHCM trong thời gian tới”, ông Hà cho biết.
Với cam kết đảm bảo sự ổn định, nhất quán các cơ chế, chính sách đã đề ra, lãnh đạo TPHCM cho biết sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, tổ công tác liên ngành về đầu tư sẽ họp ngay khi có dự án đầu tư vào thành phố. Đây là Tổ công tác đặc biệt của TPHCM do đích thân Chủ tịch UBND làm tổ trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ, xử lý toàn bộ thủ tục đầu tư cho DN đến khi dự án được cấp phép hoạt động. DN chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Tổ công tác. Tổ công tác đặt ra mục tiêu giảm ít nhất 50% thời gian xử lý so với quy định. Quan điểm xuyên suốt của thành phố là dù DN tư nhân hay DN FDI đều bình đẳng trước pháp luật. TPHCM cam kết giải quyết mọi khó khăn của DN và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối triển khai cũng như tiếp thu, nghiên cứu những đề xuất, kiến nghị và phản hồi đến từng DN.
Về định hướng thu hút FDI, TPHCM ưu tiên thu hút đầu tư của các DN có năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực quản trị tiên tiến; khuyến khích đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh tạo động lực trực tiếp cho tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế như công nghệ cao, lĩnh vực thâm dụng khoa học công nghệ, Do vậy, thành phố thu hút có chọn lọc các tập đoàn, công ty có quy mô lớn, có trình độ khoa học công nghệ cao vào đầu tư. Qua đó, tạo điều kiện cho các DN công nghiệp hỗ trợ tham gia cung ứng cho các DN này.
“Trong năm 2020, UBND TPHCM cũng xác định, một trong những nhiệm vụ quan trọng là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố; phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Đồng thời, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư thuộc thẩm quyền thành phố...", lãnh đạo UBND TPHCM cho biết.
Tin liên quan
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thuê gia công
10:34 | 25/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform