Vũ khí mới trong cuộc chiến chống Covid-19
Hungary, Slovakia và Đức nằm trong số các nước đã triển khai tiêm những mũi vaccine đầu tiên trong ngày 26/12. Tiếp đó là Pháp, Italy, Áo, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Tại Hungary, các bác sĩ và điều dưỡng viên tại một bệnh viện ở Budapest đã được tiêm chủng vaccine do Pfizer/BioNTech hợp tác sản xuất. Chiến dịch tiêm vaccine nói trên diễn ra trong bối cảnh xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh và đang lây lan nhanh chóng tại một số nước châu Âu, thậm chí cả Nhật Bản. Sự xuất hiện của chủng mới, mà giới chuyên gia cho rằng biến thể mới có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, đã khiến hơn 50 quốc gia áp đặt các biện pháp giới hạn đi lại đối với công dân đến từ Anh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi người dân các nước tiếp tục tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội. Giám đốc WHO Tedros Adhanom cho rằng sẽ phải mất nhiều thời gian để tất cả người dân trên toàn thế giới có thể được tiêm vaccine ngừa Covid-19, song khẳng định: "Vaccine đang mở ra con đường thoát khỏi thảm họa này".
Tuy nhiên, theo ghi nhận của tờ The Guardian, chiến dịch tiêm vaccine nói trên tại châu Âu khó có thể được tiến hành đồng bộ do vấp phải một số khó khăn trong công tác quản lý ở một số nước. Ví dụ, Hà Lan sẽ chưa thể tiêm vaccine cho người dân cho đến ngày 8/1 do hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế của nước này yêu cầu việc lập kế hoạch và đăng ký sử dụng vaccine nên việc tiêm vaccine sẽ không thể được triển khai đúng vào dịp Năm mới. Còn tại Thụy Sĩ, không thuộc EU, chiến dịch tiêm chủng trên quy mô rộng lớn hơn sẽ chỉ bắt đầu sau dịp Năm mới, tức vào ngày 4/1. Còn tại Đức, ngay cả khi nước này đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng thì quá trình cũng sẽ diễn ra một cách chập chạm chứ không quyết liệt. Các nhóm nhân viên y tế hoạt động tại sân bay Tegel ở Berlin có thể tiêm vaccine cho 50-80 người mỗi ngày, đồng nghĩa nói rằng họ sẽ phải mất khoảng 6 tuần để có thể tiêm chủng cho 30.000 người sinh sống tại các trại dưỡng lão trên khắp thủ đô của Đức.
Ngoài ra, công tác vận chuyển và phân phối vaccine bị trì hoãn do vướng phải những thủ tục giấy tờ nhất định cũng gây ra một số tâm lý bất bình. Ví dụ, thủ tục hành chính chậm chạp tại Cơ quan Quản lý thuốc châu Âu đã khiến giới chức Đức bất bình và cơ quan này chỉ đưa ra quyết định phê duyệt sử dụng vaccine sau khi vấp phải sức ép từ Đức và một số quốc gia châu Âu khác.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết Berlin muốn tiến tới một chiến lược mua sắm vaccine chung trên toàn châu lục để đem lại sự cấp phép thường xuyên thay vì cấp khép cho mục đích sử dụng khẩn cấp, do đó hy vọng sẽ nhận được sự tin tưởng lớn hơn của đông đảo người dân. Mặc dù vậy, chính phủ Berlin vẫn tiến tới hợp đồng song phương với Pfizer/BioNTech để mua thêm một lô vaccine 30 triệu liều.
Tạp chí Der Spiegel của Đức bình luận: "Tại Berlin và trụ sở Brussels của EU, phải mất quá nhiều thời gian để có thể đưa ra một quyết định và điều này thường được biện minh bằng những lý lẽ tự mãn". Tạp chí này cũng cho rằng Ủy ban châu Âu đã mua "quá ít, quá muộn và đôi khi từ những nhà chế tạo vaccine không đủ tiêu chuẩn". Cho đến tận tháng 11, EU mới đặt mua vaccine của Pfizer/BioNTech sau khi vaccine của hãng này trở thành vaccine đầu tiên được các nhà điều hành phương Tây phê duyệt.
Tin liên quan
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc khởi động cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giới
08:15 | 29/08/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh: Phối hợp phát huy thế mạnh trong kiểm soát biên giới
Ngành đường sắt vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics