Vùng Đồng bằng sông Hồng có giá cả sinh hoạt đắt nhất cả nước
Theo Báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, năm 2022, thứ tự đắt đỏ giữa các vùng kinh tế không biến động so với năm 2021. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp tục giữ vị trí có giá cả đắt đỏ nhất cả nước. Vị trí thứ hai là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với chỉ số SCOLI năm 2022 bằng 99,42%, tiếp theo là Đông Nam Bộ 98,62%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 98,33%, Tây Nguyên 97,87% và cuối cùng là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 94,85%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có chỉ số SCOLI năm 2022 bằng 99,42%, thấp hơn vùng Đồng bằng sông Hồng.
Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ 2 với chỉ số SCOLI bằng 99,89% Hà Nội. Trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, Quảng Ninh có 5 nhóm chỉ số giá bình quân thấp hơn Hà Nội, bao gồm nhóm bưu chính viễn thông bằng 92,18%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 92,22%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 92,39%; giao thông bằng 94,7%; may mặc, mũ nón, giày dép bằng 96,07%.
Đứng thứ ba trong cả nước là TP Hồ Chí Minh với chỉ số SCOLI bằng 96,2%. Một số nhóm hàng của TP Hồ Chí Minh có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội như: may mặc, mũ nón và giày dép bằng 78,07%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,34%. Bên cạnh nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hoá, theo đó giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu có xu hướng thấp hơn so với Hà Nội. Tuy nhiên, TP Hồ chí Minh vẫn có một số nhóm hàng có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội như: hàng hóa và dịch vụ khác bằng 120,25%; Đồ uống và thuốc lá bằng 113,85%; bưu chính viễn thông 113,06%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng bằng 111,07%.
Tiếp theo là Đà Nẵng đứng thứ 4 với chỉ số SCOLI năm 2022 bằng 95,89%. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 5 cả nước với chỉ số SCOLI năm 2022 bằng 95,86%, tăng mức đắt đỏ 6 bậc so với năm 2021.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, so với năm 2021, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2022 không có sự thay đổi lớn. Ảnh: H.Dịu |
Quảng Trị là địa phương có chỉ số SCOLI năm 2022 thấp nhất cả nước, bằng 86,83% so với Hà Nội. Giá bình quân các nhóm hàng của Quảng Trị so với Hà Nội trong khoảng từ 75,77%-115,34%. Địa phương có giá thấp thứ hai cả nước là Bến Tre và Trà Vinh với chỉ số SCOLI năm 2022 cùng bằng 86,89%. So với Hà Nội, giá bình quân các nhóm hàng của Bến Tre ở mức 71,53%-103,55%; giá bình quân các nhóm hàng của Trà Vinh ở mức 71,75%-105,91%. Tiếp theo là Sóc Trăng có chỉ số SCOLI bằng 87,34% với giá bình quân các nhóm hàng ở mức 62,11%-98,92% so với Hà Nội. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng có chỉ số SCOLI năm 2022 thấp như: Nam Định (87,82%), Hậu Giang (88,38%); Đồng Tháp (88,88%); Gia Lai (88,99%); Tây Ninh (89,21%); Phú Thọ (90,26%); Vĩnh Long (90,29%).
So với năm 2021, năm 2022 có 25 địa phương biến động giảm mức độ đắt đỏ, 30 địa phương tăng mức độ đắt đỏ và 8 địa phương không biến động. Trong đó, các tỉnh biến động nhiều nhất (tăng/giảm từ 10-17 bậc) là Bắc Kạn, Long An, Thanh Hóa, Tiền Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Lâm Đồng, và Đồng Tháp. Các địa phương không biến động là Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cà Mau.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, so với năm 2021, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2022 không có sự thay đổi lớn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm hàng nhà ở thuê, dịch vụ, giải trí và du lịch. Nhìn chung, các tỉnh có mức giá thấp nhất trong cả nước phần lớn do các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí có mức giá thấp.
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (viết tắt theo tiếng Anh là SCOLI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hằng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định (thường là một năm). |
Tin liên quan
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
(Infographics): 8 tháng thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 9,36%
16:44 | 05/09/2024 Hải quan
Nâng cao vai trò từ địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ
21:45 | 29/08/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform