Vượt khủng hoảng, doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng "chất"
Ngành bảo hiểm cần nhìn lại mình để lấy lại niềm tin của khách hàng. Ảnh: ST |
Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm nhìn lại mình và có những giải pháp để nâng cao chất lượng, lấy lại niềm tin của khách hàng.
Tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm mua qua ngân hàng lên tới 70%
Theo kết luận thanh tra, kiểm tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm là: Prudential, MB Ageas Life, Sun Life và BIDV Metlife của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.
Một số sai phạm được chỉ ra cụ thể như hoạt động thực hiện quy trình, quy chế quản lý đại lý chưa nghiêm; chưa thực hiện phối hợp, đối soát giữa các bộ phận về thông tin phản ánh, khiếu nại đầy đủ; cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin; không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…
Đặc biệt, kết quả thanh tra, kiểm tra còn cho thấy một vấn đề khá nhức nhối là tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm mua qua ngân hàng sau năm thứ nhất ở mức khá cao. Năm 2021, BIDV Metlife phát hành mới 21.123 hợp đồng bảo hiểm qua kênh ngân hàng nhưng tỷ lệ hủy sau năm thứ nhất là 39,4%. Tương tự, Prudential (Việt Nam) phát hành mới 94.431 hợp đồng bảo hiểm qua kênh ngân hàng nhưng tỷ lệ hủy sau năm thứ nhất là 41%. Sun Life Việt Nam cũng ghi nhận phát hành mới 80.117 hợp đồng, tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) của các hợp đồng phát hành qua TPBank là 73%, qua ACB là 39%. MB Ageas Life có tỷ lệ hủy bỏ thấp nhất là gần 6% trên 66.757 hợp đồng bảo hiểm phát hành mới trong năm 2021.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt gần 160.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Dù là số liệu và kết quả thanh tra, kiểm tra của năm 2021, nhưng nhìn vào tình hình thực tế thì đây có thể vẫn là tình trạng chung. Bởi thời gian qua, những thông tin về việc khách hàng bị ép mua bảo hiểm khi vay vốn (nếu không mua thì không được giải ngân hoặc phải vay vốn với lãi suất cao hơn…), bị nhân viên ngân hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang đầu tư bảo hiểm… liên tục xảy ra, khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc để xử lý.
DN bảo hiểm và ngân hàng phải “tỉnh táo” lại
Cho đến nay, câu chuyện về liên kết bảo hiểm – ngân hàng vẫn chưa hết “nóng”, nên các cơ quan quản lý, thanh tra của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần nhấn mạnh sẽ tiếp tục có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Thậm chí, Nghị quyết 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV đã yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư…
Về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI chia sẻ, thực trạng “mua bia kèm lạc” khi đi vay vốn diễn ra tại nhiều ngân hàng, song rất khó để chứng minh. Vì thế, vấn đề này cần được chấn chỉnh. Đầu tiên là phía ngân hàng phải “tỉnh táo” lại, cần xác định lại cách làm, bởi nếu để kéo dài càng lâu thì khiến người dân có cái nhìn mất thiện cảm về sản phẩm bảo hiểm và hoạt động ngân hàng. Trong khi đây lại là ngành kinh doanh dựa trên uy tín và niềm tin. Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải xem lại cách bán hàng như vậy có đúng không, có hợp lý không, quyền lợi của khách hàng có bảo đảm không… Nếu khách hàng không đóng tiếp thì sản phẩm bảo hiểm đó coi như mất giá trị, thiệt hại cho cả ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.
Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã phát đi thông cáo sẽ chấn chỉnh hoạt động. Đơn cử, MB Ageas Life cho biết những kết quả thanh tra giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là khách hàng. Đối với MB Ageas Life, các tồn tại được phát hiện đã giúp MB Ageas Life cải tiến, hoàn thiện các hoạt động quản lý, quản trị kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, 100% doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện rà soát lại, kiểm soát hoạt động của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm, trong đó, đặc biệt lưu ý điều kiện đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm, đánh giá chất lượng tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm…
Ngày 1/7 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Đây được đánh giá là sự kịp thời về chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ sở pháp lý để hoạt động chất lượng hơn, đồng thời cũng giúp cơ quan quản lý có chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như bảo vệ người tham gia bảo hiểm. Đặc biệt, Nghị định này đã bổ sung nhiều điều kiện với đại lý bảo hiểm là tổ chức tín dụng, như phải thành lập bộ phận chuyên trách để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, người đứng đầu phải có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm làm việc, có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp, có quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng…
Tin liên quan
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
Triển khai hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động nghiệp vụ KBNN
12:18 | 31/08/2024 Thuế - Kho bạc
Một công ty bảo hiểm nhân thọ sở hữu gần 200 triệu cổ phần của 3 ngân hàng
20:21 | 07/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics