WB: Việt Nam có tên trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất
Dây chuyền sản xuất bao, túi đựng chuyên dụng của Công ty Kohsei Multipack Việt Nam tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) |
Theo tạp chí Economist (Anh), năm 2020 là thời điểm tốt mà các nhà kinh tế học gọi là "hội tụ tiến hóa," mô tả việc các nền kinh tế nghèo phát triển nhanh hơn các nền kinh tế giàu, và do đó khoảng cách thu nhập được thu hẹp.
Tuy nhiên, năm nay sẽ hơi khác biệt một chút do tác động của đại dịch COVID-19. Rất ít nền kinh tế mới nổi phát triển, nhưng vì các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái nhanh hơn, nên khoảng cách giữa các nền kinh tế đang phát triển với các nền kinh tế phát triển vẫn được thu hẹp.
Bài viết nhận định một số nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng - đó có thể là Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Trong một cuốn sách mới mang tên “Năng suất toàn cầu: Xu hướng, động lực và chính sách," Ngân hàng Thế giới (WB) đã sử dụng một thuật toán để sắp xếp nhiều khối liên minh các quốc gia, tìm kiếm các nhóm dường như sẽ hội tụ với nhau.
Dựa trên năng suất của 97 nền kinh tế kể từ năm 2000, WB xác định năm nhóm nước, trong đó có ba nhóm “buồn nhất” rơi vào các nước khá nghèo, nhóm thứ tư gồm một số nền kinh lớn có tiềm năng như Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico và Nam Phi.
Nhóm thứ năm là nhóm thành công nhất bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như 16 thị trường mới nổi hiện nay, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Hầu hết các thành viên của nhóm đầu cũng thực hiện tốt trên thước đo “độ phức tạp” về kinh tế do Giáo sư Ricardo Hausmann của trường Đại học Harvard và César Hidalgo của Viện Công nghệ Massachusetts phát triển. Các quốc gia đạt điểm cao nếu xuất khẩu của họ vừa phong phú và riêng biệt, gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau mà ít quốc gia khác có.
Những thành viên nghèo hơn có xu hướng phát triển nhanh hơn những thành viên giàu có, với tốc độ có thể làm khoảng cách năng suất giảm một nửa sau mỗi 48 năm.
[Truyền thông Đức: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư]
Các tác giả của cuốn sách của WB lo lắng rằng đại dịch COVID-19 sẽ kìm hãm đầu tư, rút ngắn chuỗi cung ứng và nuôi dưỡng sự hẹp hòi ích kỷ, tất cả những yếu tố có thể cản trở sự tiến hóa hội tụ. Nhưng họ cũng lưu ý một số điểm hữu ích tiềm tàng. Chẳng hạn, các khủng hoảng có thể kích thích cải cách cơ cấu; việc thiếu kinh phí bảo dưỡng trong những thời kỳ đen tối có thể thúc đẩy sự thay thế các máy móc đó bằng các công nghệ mới hơn trong quá trình phục hồi.
Trong khi đó, theo đánh giá của WB, ba khối "ảm đạm" nhất bao gồm các quốc gia tương đối nghèo. Khối thứ tư bao gồm một số quốc gia lớn chưa phát huy hết tiềm năng, bao gồm Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico và Nam Phi.
Các tác giả viết cuốn sách mới của WB lo ngại rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ kìm hãm đầu tư, rút ngắn các chuỗi cung ứng và nuôi dưỡng sự thiển cận, tất cả những yếu tố này đều có thể ngăn trở sự hội tụ.
Nhưng vẫn có những điểm tích cực vì những cơn khủng hoảng có thể thúc đẩy các cải cách cơ cấu, sự thiếu bảo tồn các nguồn vốn lạc hậu trong những thời kỳ khó khăn có thể thúc đẩy sự thay thế bằng các công nghệ mới hơn trong quá trình phục hồi./.
Tin liên quan
Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
09:53 | 27/08/2024 Kinh tế
WB đưa ra lộ trình giúp các nước thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình"
08:29 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng
09:34 | 29/07/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform