Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Xác định hàng hoá của Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam: Cần cụ thể và bao quát hơn

(HQ Online) - Đó là ý kiến của nhiều doanh nghiệp (DN) tại Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về các xác định sản phẩm hàng hoá là sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM ngày 27/9.    
xac dinh hang hoa cua viet nam va san xuat tai viet nam can cu the va bao quat hon Hàng trăm máy điều hòa nhiệt độ trong lô hàng 500 triệu đồng không hóa đơn, chứng từ

(HQ Online) - Lô hàng chứa nhiều hàng hóa vi phạm là dàn nóng, dàn lạnh điều hòa nhiệt độ vừa bị lực lượng Quản ...

xac dinh hang hoa cua viet nam va san xuat tai viet nam can cu the va bao quat hon Hàng nhập khẩu giả nhãn mác Việt Nam: Chủ nhãn hàng bị làm giả có liên quan?

(HQ Online) - Nhiều vụ nhập khẩu hàng Trung Quốc nhưng thể hiện nhãn mác Việt Nam đã bị cơ quan Hải quan phát hiện, ngăn ...

xac dinh hang hoa cua viet nam va san xuat tai viet nam can cu the va bao quat hon
Bà Bùi Kim Thuỳ, Trưởng Đại diện hội Đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Huế

Nhiều thắc mắc

Ghi nhận sự cần thiết của việc Ban hành dự thảo Thông tư, tuy nhiên ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng phòng pháp chế VCCI cũng đề nghị Bộ Công Thương cần thận trọng khi ban hành thông tư, tránh nóng vội do áp lực của dư luận gây ảnh hưởng đến DN. Bên cạnh đó, các quy định đưa ra cũng cần có ví dụ cụ thể để dẫn chiếu. Trong các quy định hướng dẫn xác định hàng hoá của Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam cũng nên cân nhắc đối với một số sản phẩm có công đoạn sản xuất cuối cùng tại Việt Nam. Do đó, các tiêu chí về chuyển đổi mã số cần cân nhắc kỹ tránh trường hợp nhiều hàng hoá đang sản xuất tại Việt Nam mà không được công nhận là hàng hoá có xuất xứ Việt Nam.

“Đối chiếu với các tiêu chí tại Thông tư thì nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ không đáp ứng được. Ví dụ như trường hợp của Panasonic đang nhập toàn bộ từ nước ngoài về và xuất đi sẽ không đáp ứng được các tiêu chí của Thông tư. Bộ Công Thương cân nhắc kỹ các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia lân cận để đưa ra các quy định phù hợp nhất, đáp ứng được nguyện vọng của người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi kinh doanh của các DN trên lãnh thổ Việt Nam”, ông Nam đề nghị.

Cũng liên quan đến vấn đề nêu trên, Đại diện Công ty Intel tại châu Á cho rằng, việc ra đời của Thông tư là rất cần thiết vì chưa bao giờ Chính phủ các nước lại quan tâm đến xuất xứ hàng hoá như hiện nay. Thời gian qua, Công ty Intel Việt Nam cũng giải quyết khá nhiều vấn đề về xuất xứ hàng hoá tại các nước .

Tuy nhiên, đại diện Công ty Intel cũng nêu một số thắc mắc. Trong đó, về phạm vi điều chỉnh hiện tại hàng hoá của Intel đang xuất khẩu (XK) ra nước ngoài nhưng có nhiều nhà phân phối của Việt Nam lại nhập khẩu (NK) sản phẩm của Intel từ nước ngoài về để bán tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, nhiều DN cũng mua nguyên liệu tại Việt Nam sản xuất tại Việt Nam, chuyển tiêu thụ nội địa rồi ghi nhãn mác xuất xứ Việt Nam thì có bị điều chỉnh bởi Thông tư không? Đối với các mặt hàng công nghệ cao thuế NK 0%, ít khi khách hàng yêu cầu xuất xứ thì căn cứ nào để xin chứng nhận xuất xứ không phải để hưởng ưu đãi thuế, có thể áp dụng Thông tư này không?.

Liên quan đến các tiêu chí xác định hàng hoá là của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, đại diện Intel cho biết, DN đang đầu tư tại Việt Nam, đóng góp không chỉ về công nghệ và con người mà cả công đoạn sản xuất cuối cùng (không phải sản xuất đơn giản) nhưng vẫn không đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi HS.

Như vậy, toàn bộ hàng hoá hoàn tất công đoạn cuối cùng ghi xuất xứ tại Việt Nam, có đúng không? Từ các thắc mắc trên, đại diện Intel đề nghị, Ban soạn thảo khi đưa ra tiêu chí cần xét đến ngành nghề sản xuất, công nghệ cao và quy trình sản xuất, tự động hoá, mức độ đầu tư của DN đặc biệt về con người… để có các quy định công bằng với DN.

Đại diện Công ty thiết bị điện tử Omron Việt Nam cũng thắc mắc về việc hàng hoá mua nguyên liệu trong nước đóng gói lại có được ghi "Made in Việt Nam"? Đại diện Vinamilk thì cho rằng, 5 cách ghi thể hiện hàng hoá là của Việt Nam có sự khác biệt lớn. Hiện nay có nhiều DN FDI gia công tại nước ngoài đang ghi là chế tác tại Việt Nam do vậy cần phải quy định rõ từng trường hợp để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Cũng theo đại diện Vinamilk, Thông tư cần làm rõ quy định về hàm lượng GTGT. Đặc biệt đối với các trường hợp nguyên liệu đầu vào được NK từ nước thứ 3 nhưng là hàng có xuất xứ tại Việt Nam có được xem là một phần trong tổng giá trị hàng hoá được sản xuất và chế biến tại Việt Nam?

Đại diện một DN cũng thắc mắc về việc Quy định về xuất xứ hàng hoá bắt buộc DN phải ghi xuất xứ hàng hoá trên bao bì trong khi Thông tư lại không bắt buộc?… Ngoài các câu hỏi nêu trên một số DN cũng nêu thắc mắc về việc có được cộng gộp GTGT đối với các yếu tố trung gian, các bán thành phẩm được sản xuất ra tại Việt Nam để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Tiếp thu nhiều ý kiến

Trả lời ý kiến nêu trên, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, quan điểm của lãnh đạo Bộ Công Thương là không muốn vì một, hai DN làm sai mà đưa ra quy định cho cả triệu DN áp dụng. Thực tế vừa qua dư luận đã có nhiều bức xúc và các cơ quan truyền thông cũng đã vào cuộc về nhãn mác hàng hoá. Đồng thời, việc ban hành Thông tư cũng đã được Bộ Công Thương cân nhắc rất kỹ và đã có thời gian một năm tham khảo ý kiến của các đơn vị liên quan.

Về các thắc mắc cụ thể của DN, ông Hải cho biết, việc ghi nhãn mác đối với hàng hoá sản xuất trong nước, XK ra nước ngoài rồi lại NK trở lại để tiêu thụ nội địa còn tuỳ thuộc vào nhu cầu của DN. Đây là sự linh hoạt của Thông tư để tránh những hệ luỵ không cần thiết về nhãn mác cho DN. Đối với hàng hoá là nguyên liệu mua trong nước không xác định được nguồn gốc thì không đảm bảo đáp ứng được tiêu chí. DN muốn dãn nhãn mác thì phải chứng minh thông qua chuyển đổi mã số hoặc tính hàm lượng giá trị gia tăng.

Liên quan đến việc chuyển đổi mã số HS, bà Bùi Kim Thuỳ, Trưởng đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam cho rằng, các quy định về chuyển đổi mã số HS của Dự thảo Thông tư là rất cụ thể, rõ ràng và quen thuộc với các DN XNK, chỉ mới mẻ với các DN đang kinh doanh tại thị trường nội địa. Đối với các nhóm hàng sản xuất phức tạp ô tô, hàng điện tử, các DN thường lựa chọn lựa chọn mã số hàng hoá 4 số, hoặc 6 số. Việc lựa chọn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá không cần hồ sơ chứng từ chứng minh đầu vào rất thuận tiện và dễ dàng nên các DN cần tranh thủ vận dụng tiêu chí này, nếu không đáp ứng được thì mới lựa chọn tiêu chí cộng gộp hàm lượng GTGT.

Trả lời câu hỏi về các thành phần gian, các bán thành phẩm được sản xuất tại Việt Nam từ nhiều nguyên liệu NK từ nước ngoài, bà Thuỳ cho biết, sẽ được quyền cộng gộp, không cần bóc tách khi tính hàm hàm lượng GTGT tại Việt Nam. Cũng theo bà Thuỳ, khi xem xét về chuyển đổi mã HS, Ban soạn thảo cần thêm tiêu chí, điều kiện linh hoạt đối với các ngành có lợi thế, các lĩnh vực gia công phức tạp có đóng góp nhiều cho thị trường nội địa để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất của các DN tại Việt Nam...

Tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của các DN và chuyên gia về một số nội dung của Thông tư, ông Trần Thanh Hải cho biết, đây là vấn đề cấp bách nhưng còn mới mẻ với các DN sản xuất trong nước. Bộ Công Thương sẽ tiếp thu ý kiến của các DN để xem xét đảm bảo sự khả thi của Thông tư khi áp dụng vào thực tế./.

Nguyễn Huế

Tin liên quan

Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững

Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững

(HQ Online) - Tại chương trình Đối thoại chính sách 2024 với chủ đề: “Tạo động lực cho tăng trưởng bền vững: Tối ưu hoá kinh tế, công nghệ và năng lượng” do UBND TPHCM và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) phối hợp và đồng chủ trì tổ chức ngày 18/9, cơ quan chức năng đã giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp.
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất

Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất

(HQ Online) - Mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) vẫn đón nhận nhiều thông tin tích cực.
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(HQ Online) - Chi cục Hải quan Thái Bình (Cục Hải quan Hải Phòng) chủ động gặp gỡ, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp trong việc khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 28,55 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

Thông tư 68/2024/TT-BTC được xem là sẽ tháo gỡ nút thắt trọng yếu trong nâng hạng thị trường chứng khoán
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9

Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9

Lũy kế từ đầu năm đến 15/9, cả nước nhập khẩu 114.855 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 2,36 tỷ USD.
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm

Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm

Cục Hải quan Nghệ An và Bộ đội Biên phòng Nghệ An ký kết Kế hoạch số 2600/KH-BP-HQ về việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai đơn vị.
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai

Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai

Chiều ngày 18/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm (2019-2024) thực hiện kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh với Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu và Cục Hải quan Đồng Nai.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
Phiên bản di động