Xu hướng tăng tốc GDP ngày càng rõ nét
Xuất nhập khẩu quý 1: Xu hướng phục hồi ngày càng rõ nét hơn Cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024 GDP 6 tháng đầu năm tăng 6,42% |
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm hơn 74% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) tiếp tục đà tăng trưởng với xu hướng rõ nét hơn. Ảnh minh hoạ: TTXVN |
Tăng trưởng vượt mọi dự báo
Theo số liệu về tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý 2 đã gần chạm ngưỡng 7%, đạt 6,93%, đưa tăng trưởng GDP 6 tháng lên 6,42%. So với giai đoạn 2020-2024, đây là những mức tăng trưởng rất tích cực. Cụ thể, mức tăng trưởng của quý 2 năm nay chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,83% của quý 2/2022, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,34% của quý 2/2020, cũng như mức tăng 4,25% của quý 2 năm ngoái. Năm 2021, tăng trưởng GDP quý 2 là 6,55%, vẫn thấp hơn con số của quý 2 năm nay.
Theo Báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế quý 2 của Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng TNHH một thành viên United Overseas Bank (UOB-Việt Nam), đà hồi phục kinh tế sẽ được duy trì trong nửa cuối năm 2024. Trong khi những rủi ro bên ngoài tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế (bao gồm xung đột ở Đông Âu và Trung Đông), triển vọng của Việt Nam được củng cố nhờ sự phục hồi của nhu cầu chip bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như những sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng đang diễn ra. Dựa trên dữ liệu được công bố cho đến nay, Ngân hàng UOB duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024. |
Nhờ đó, mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020-2024. Cụ thể, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước của các năm 2020-2024 lần lượt là 1,74%, 5,71%, 6,58%, 3,84% và 6,42%. Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế được đặt ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, để nền kinh tế tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay, quý 1 phải tăng trưởng 5,2-5,6%, quý 2 tăng trưởng 5,8-6,2%, 6 tháng là 5,5-6%, quý 3 là 6,2-6,7%, 9 tháng tăng trưởng 5,7-6,2%, quý 4 tăng trưởng 6,5-7%. Từ những con số trên có thể khẳng định, nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng tích cực, vượt cận trên kịch bản tăng trưởng mà Nghị quyết số 01 đã đề ra.
Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm hơn 74% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) tiếp tục đà tăng trưởng với xu hướng rõ nét hơn, 6 tháng đầu năm tăng 8,5% so cùng kỳ (cùng kỳ năm trước giảm 1,8%). Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động cho thấy nhịp phục hồi tích cực của nền kinh tế, với giá trị xuất siêu ước tính 11,63 tỷ USD. Về thu hút đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 1.538 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt gần 9,54 tỷ USD, tăng 18,9% về số dự án và tăng 46,9% về số vốn so với cùng kỳ năm trước. Về vốn thực hiện, 6 tháng đầu năm, vốn giải ngân đạt khoảng 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Đánh giá về kết quả 6 tháng đầu năm và dự báo nửa cuối năm, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong nhận định, sự phục hồi của nền kinh tế đang diễn ra ổn định và khá đồng đều. Theo đó, nửa đầu năm 2024, dù kinh tế, thương mại toàn cầu có dấu hiệu khả quan hơn, là cơ hội thuận lợi cho phát triển song tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế Việt Nam năm 2023 và nửa đầu năm 2024 vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới. Sự phục hồi diễn ra ổn định và khá đồng đều ở các khu vực, địa phương, cũng như các lĩnh vực kinh tế. Sự cải thiện được ghi nhận đậm nét trong nhiều chỉ số kinh tế, nổi bật là xuất khẩu, du lịch, thu hút FDI, việc làm, thu nhập của người lao động và vị thế kinh tế quốc tế...
Cập nhật kịch bản tăng trưởng
Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Thị Mai Hạnh: Căn cứ diễn biến tình hình thế giới, kết quả hoạt động kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm và một số nhận định về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm và nếu không có biến động lớn, Tổng cục Thống kê cho rằng có khả năng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6-6,5% là ngưỡng Quốc hội đề ra. Đồng thời, Tổng cục Thống kê cũng đã cập nhật kịch bản tăng trưởng trong 2 quý còn lại tương ứng với mức tăng trưởng 6,53% trong quý 3 và 6,61% trong quý 4. |
Nhận định về tình hình kinh tế trong nước 6 tháng cuối năm, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Thị Mai Hạnh cho biết, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi thời tiết bước sang mùa mưa, tình trạng nắng hạn và xâm nhập mặn không còn là mối lo ngại với người sản xuất nông nghiệp.
Với sự phục hồi của kinh tế thế giới, công nghiệp 6 tháng đầu năm đã có tăng trưởng đáng ghi nhận và là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý 3 cũng cho thấy có tới 40,7% doanh nghiệp đánh giá khả quan hơn quý 2, 42,2% doanh nghiệp cho rằng giữ ổn định là một tín hiệu tốt cho sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong những tháng tới. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ có cơ hội phát triển trong 6 tháng cuối năm khi quý 3 tiếp tục là mùa du lịch cao điểm, khai thác tốt hoạt động du lịch sẽ lan tỏa mạnh tới khối ngành dịch vụ thị trường.
Tiêu dùng trong nước vẫn là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với lợi thế thị trường tiêu thụ hơn 100 triệu dân. Một số yếu tố kích thích tiêu dùng trong nước 6 tháng cuối năm như: chính sách giảm thuế GTGT 2% đến hết năm đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; chính sách tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao đời sống, tăng tiêu dùng và năng suất lao động, đóng góp vào tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, thương mại quốc tế của Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu thế giới dần cải thiện, sản xuất trong nước phục hồi. Xuất khẩu Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm, đặc biệt với những mặt hàng chủ lực như điện tử máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị phụ tùng, một số sản phẩm nông, lâm nghiệp thủy sản… Đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, đẩy nhanh và có nhiều giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công trong 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu, nhằm tháo gỡ khó khăn, dẫn dắt, thúc đẩy, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, tạo việc làm, góp phần tăng cường an sinh xã hội cũng như tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.
Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kê cũng nhấn mạnh, để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5% vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội; đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm.
Đề xuất các giải pháp cho tăng trưởng trong nửa cuối năm, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, theo tinh thần Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm, các bộ, cơ quan, địa phương cần thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể như chủ động theo dõi và phản ứng chính sách sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, nhất là trong chính sách về tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư, đảm bảo ổn định thị trường giá cả hàng hóa, nhất là xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm; ưu tiên tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế… Cùng với đó là phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; phát triển thị trường trong nước, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng; thực hiện tốt công tác dự báo, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ…
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới Nhờ các yếu tố rủi ro bên ngoài được dự báo và trong tầm kiểm soát, các động lực tăng trưởng cả truyền thống và mới được khai thác, phát huy hiệu quả cao hơn… nên kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, niềm tin của doanh nghiệp và người dân được củng cố... Vì thế, tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 dự báo có thể ở mức 6 - 6,5%, đạt mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra hoặc có thể khả quan hơn, khoảng 6,5 - 7% ở kịch bản tích cực. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, Chính phủ cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bởi đây vẫn là trợ lực chính cho tăng trưởng kinh tế khi cả nước dự kiến đẩy mạnh giải ngân gần 700.000 tỷ đồng, tăng 12% so với 2023. Ngoài ra, chính sách tiền tệ sẽ là nhóm “bổ trợ” thông qua việc điều hành chủ động, linh hoạt, cho phép cơ cấu lại nợ… nhưng phải nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định vĩ mô, bình ổn tỷ giá… Cùng với đó cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, kịp thời ban hành và thực thi hiệu quả hơn các chính sách, giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, nhất là về pháp lý, định giá đất, tiếp cận vốn phát triển nhà ở xã hội... Đặc biệt, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế kinh tế, năng suất lao động… Nếu phát huy, khai thác tốt các động lực tăng trưởng mới này, GDP có thể tăng thêm từ 0,9-1,4 điểm % trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy giảm. Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR): Tạo dựng niềm tin vào môi trường đầu tư Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 chỉ trong khoảng 5,5-6% do tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức như trì hoãn cắt giảm lãi suất của FED làm giảm xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và xung đột địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu và sản xuất của Việt Nam. Do đó, ưu tiên hàng đầu lúc này là tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin vào môi trường đầu tư để khuyến khích doanh nghiệp quay lại thị trường và mở rộng quy mô. Các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp cần cụ thể và khả thi (như chính sách hỗ trợ xuất khẩu khá thành công).Về lâu về dài, các chính sách tổng thể cần đẩy mạnh nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế là một điều kiện tiên quyết để thúc đẩy và nâng tầm chất lượng tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Chuyên gia kinh tế TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam: Nền móng cho tăng trưởng bền vững GDP quý 2/2024 tăng tới 6,93%, cao thứ hai trong giai đoạn 2020-2024, chỉ xếp sau quý 2 của năm 2022, là cơ sở để Việt Nam tự tin với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5% trong năm 2024. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng này dựa trên những nền tảng vững chắc hơn như thu chi ngân sách nhà nước được hỗ trợ bởi động lực xuất nhập khẩu tăng trưởng trở lại; tiêu dùng trong nước duy trì mức tăng trưởng khá, doanh nghiệp thành lập mới và quay trở hoạt động mạnh mẽ; sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi rõ nét, ngành dịch vụ khởi sắc… Hơn nữa, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian qua đã đáp ứng đúng trọng tâm là hỗ trợ cho nền kinh kinh tế phục hồi và đặt nền móng cho tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cần phải lưu ý như có hơn 100.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm. Hay theo điều tra về xu hướng kinh doanh của Tổng cục Thống kê, chỉ có 40% số doanh nghiệp đánh giá quý 3 sẽ tốt hơn quý 2, nghĩa là có đến 60% doanh nghiệp cho rằng tình hình kinh doanh vẫn như vậy, thậm chí còn khó khăn hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy cần điều hành chính sách sách làm sao để môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giúp hiệu quả kinh doanh được nâng cao trong những tháng cuối năm. Hương Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform