Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Xuất khẩu dệt may khó đoán định vì Covid-19

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, bà Hoàng Ngọc Ánh, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra đẩy các DN dệt may vào tình cảnh khó đáp ứng nổi các đơn hàng XK.
Loạt nhà máy đóng cửa, xuất khẩu dệt may sẽ không đạt mục tiêu 39,5 tỷ USD?
Xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng cao trong đại dịch
Mỹ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam
Bà Hoàng Ngọc Ánh
Bà Hoàng Ngọc Ánh.

Xin bà cho biết, các DN trong ngành dệt may đã và đang phải đối mặt với những khó khăn như thế nào trong tổ chức sản xuất khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước?

Khó khăn đầu tiên các DN phải đối mặt là việc phòng dịch. Trước đây, Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất không cho phép dân cư sinh sống trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Các DN đều không xây dựng nơi để người lao động ở lại sau giờ làm việc. Do vậy, khi yêu cầu sản xuất “3 tại chỗ” đối với các DN khối dệt sợi với đặc thù là số lượng công nhân ít, số lượng máy móc nhiều thì có thể linh hoạt áp dụng cách thu hẹp quy mô nhà máy để có chỗ trống. Tuy nhiên, DN may với đặc thù đông lao động nên những DN có quy mô từ tầm từ 1.000 lao động cũng không thể bố trí đủ điều kiện để người lao động nghỉ lại trong thời gian dài, đặc biệt là các điều kiện cơ bản như tắm giặt, vệ sinh cá nhân, quản lý an toàn…

Đáng chú ý, thời gian áp dụng “3 tại chỗ” không xác định điểm dừng cụ thể, khiến DN không thể chủ động cho bất kỳ điều gì, kể cả nhận thêm đơn hàng hoặc dự báo được các phản ứng của công nhân khi bị cách ly lâu ngày.

Với những DN bố trí được phương án sản xuất “3 tại chỗ”, vấn đề nảy sinh còn là có tới 60-70% người lao động không đồng ý ở lại công ty do sợ bị lây lan. Không ít DN băn khoăn, số lao động này có được hưởng trợ cấp của nhà nước theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 hay không.

Ở góc độ này, Vitas đề xuất Nhà nước đưa số lao động này vào đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68. Vì nếu áp dụng theo khoản 2, Điều 99, Bộ luật Lao động (không được trả lương ngừng việc), người lao động sẽ gặp khó khăn, trong khi dịch bệnh đang lây lan nguy hiểm, tâm lý lo sợ của người lao động có thể hiểu được. Trong khi đó, trong trường hợp nếu DN phải trả lương ngừng việc (áp dụng theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật lao động), DN không thể đủ khả năng chi trả.

Ngoài ra hiện nay, nhiều DN nằm trong vùng bị phong toả, cách ly phải cho người lao động nghỉ việc, giãn việc. Khi DN mở cửa trở lại thì áp lực giao hàng rất lớn, phải bố trí làm ngoài giờ. Tuy nhiên, Điều 107, Bộ luật Lao động quy định thời gian làm thêm “…không được phép quá 40 giờ trong 1 tháng”. Bởi vậy, Vitas đề xuất Nhà nước cho phép DN, sau thời gian phong toả được bố trí làm thêm quá quy định nêu trên để giải quyết các đơn hàng tồn đọng. DN vẫn sẽ bù trừ các tháng để đảm bảo không quá 300 giờ/năm theo quy định tại khoản 3, Điều 107.

Ngày 29/7/2021 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5187/VPCP-CN về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá trong tình hình dịch Covid-19, ngay lập tức tháo gỡ nhiều khúc mắc, bất cập trong lưu thông hàng hoá. Ở góc độ này, Vitas có thêm kiến nghị, đề xuất gì không, thưa bà?

Vitas đề xuất nên bỏ quy định cấp mã QR-Code về “luồng xanh” trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề xuất bỏ quy định chỉ hàng hoá thiết yếu mới được lưu thông, thay vào đó là cho phép lưu thông hàng hoá như trong điều kiện bình thường nếu đảm bảo phòng chống dịch, trừ những hàng hoá cấm kinh doanh hoặc những hàng hoá hạn chế kinh kinh doanh theo quy định. Nội dung này cũng đã được Bộ Công Thương đề xuất vào ngày 27/7/2021 vừa qua. Bởi nếu thực hiện “mục tiêu kép”, vấn đề đặt ra là hàng hoá XK, nguyên phụ liệu NK không được phép lưu thông thì sẽ thực hiện như thế nào?

Xin bà chia sẻ rõ hơn, những khó khăn bủa vây DN dệt may trong thời gian qua ở hầu hết các khía cạnh đã tác động ra sao tới tình hình đáp ứng các đơn hàng của DN dệt may nói riêng, tình hình XK của ngành dệt may nói chung?

Những ngành hàng như dệt may, da giày đóng góp rất lớn vào kim ngạch XK, đồng thời vào hệ thống an sinh xã hội vì tập hợp nhiều lao động. Nửa đầu năm nay, tình hình XK dệt may vẫn khá tốt, nhưng thời gian tới chưa thể đoán định rõ ràng tình hình cụ thể sẽ như thế nào.

Thời điểm ban đầu gặp khó khăn, Vitas cũng vận động các nhãn hàng rằng việc DN không hoàn thiện đơn hàng là do rơi vào tình trạng bất khả kháng. Tuy nhiên, lý do bất khả kháng này, nhãn hàng cũng không thể chấp nhận mãi. Nếu tình hình đứt gãy chuỗi sản xuất kéo dài, sang năm có thể các nhãn hàng sẽ dần dần chuyển sang thị trường khác.

Hiệp hội có thêm kiến nghị gì với cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện sản xuất, XK thông suốt hơn cho DN dệt may trong thời gian tới, thưa bà?

Câu chuyện mấu chốt nhất vẫn là vắc xin. Bản chất những tác động của dịch Covid-19 đến DN năm 2021 khác hoàn toàn tác động trong năm 2020.

Hiện nay, toàn hệ thống chính trị của Việt Nam đang vào cuộc chống dịch một cách quyết liệt. Tuy nhiên, với những biến thể mới của Covid-19 thì giải pháp căn cơ là người lao động và người dân phải được tiêm vắc xin nhanh nhất và nhiều nhất có thể.

Do đó, Vitas đề xuất Nhà nước ưu tiên cho người lao động tại các DN sớm được tiêm vắc xin (có thể cân nhắc trên cơ sở DN tự chịu chi phí) nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và để DN có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời dành ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ lái xe để đảm bảo lưu thông hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và đảm bảo sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Xin cảm ơn bà!

Thanh Nguyễn (thực hiện)

Tin liên quan

Gần 1.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái

Gần 1.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái

(HQ Online) - Qua ghi nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh, tính đến 15/7, kim ngạch XNK hàng hóa qua địa bàn đạt 2,072 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.
Nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh

Nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh

(HQ Online) - Nguyên liệu dệt may, da giày hay nhiệu liệu như xăng dầu, than tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, theo Tổng cục Hải quan.
Ngành Hải quan: Tăng thu nhờ 4 nhóm hàng xuất nhập khẩu chính

Ngành Hải quan: Tăng thu nhờ 4 nhóm hàng xuất nhập khẩu chính

(HQ Online) - Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 17/7/2024, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) toàn Ngành đạt 221.829 tỷ đồng, bằng 59,2% dự toán, tăng xấp xỉ khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của 4 nhóm hàng XNK chính.
Thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu xăng dầu

Thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu xăng dầu

(HQ Online) - Kim ngạch và lượng xuất khẩu xăng dầu từ đầu năm đến 15/7/2024 có tốc độ tăng khá cân bằng.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 35,92 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 35,92 tỷ USD

(HQ Online) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 69,72 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước.
2 nhóm hàng nông nghiệp trong Top 10 xuất khẩu

2 nhóm hàng nông nghiệp trong Top 10 xuất khẩu

(HQ Online) - Nửa đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu có mức tăng trưởng khả quan, trong đó có các nhóm hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Xuất khẩu có thể lập kỷ lục mới 380 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu có thể lập kỷ lục mới 380 tỷ USD trong năm 2024

(HQ Online) - Với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm và tốc độ tăng trưởng hiện nay, khả năng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2024 có thể xác lập kỷ lục mới 380 tỷ USD (vượt con số kỷ lục 371,3 tỷ USD đạt được trong năm 2022).
4 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

4 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 6/2024, cả nước có 4 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo Tổng cục Hải quan.
Điện thoại khó giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Điện thoại khó giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

(HQ Online) - Sau nhiều năm nắm giữ vị trí số 1 về xuất khẩu của nước ta, thời gian gần đây, điện thoại và linh kiện đã bị mất ngôi vị.
(Infographics) Gần 403 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến giữa tháng 7/2024

(Infographics) Gần 403 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến giữa tháng 7/2024

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD, tăng 56,7 tỷ USD so với cùng kỳ 2023, theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan vừa công bố.
Nửa năm, chi hơn 54 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

Nửa năm, chi hơn 54 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của nước ta, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Thương mại Việt - Pháp đạt gần 2,5 tỷ USD trong nửa đầu năm

Thương mại Việt - Pháp đạt gần 2,5 tỷ USD trong nửa đầu năm

(HQ Online) - Pháp là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu với kim ngạch song phương đạt hàng tỷ USD/năm.
(Infographics) Kim ngạch XNK Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 94 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

(Infographics) Kim ngạch XNK Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 94 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - Hết tháng 6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam – Trung Quốc đạt 94,53 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Đến giữa tháng 7, xuất nhập khẩu đạt hơn 400 tỷ USD

Đến giữa tháng 7, xuất nhập khẩu đạt hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Đến giữa tháng 7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố ngày 18/7.
Hàng hóa Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Hàng hóa Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng chục phần trăm so với cùng kỳ 2023.
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(HQ Online) - Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cty-vinexad-vilog2024
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Không can thiệp trực tiếp vào chính sách lương, thưởng của doanh nghiệp nhà nước

Không can thiệp trực tiếp vào chính sách lương, thưởng của doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang quy định theo hướng doanh nghiệp tự quyết định chính sách tiền lương, tiền thưởng.
Giá đất mới tại TPHCM bằng khoảng 70% giá thị trường

Giá đất mới tại TPHCM bằng khoảng 70% giá thị trường

Theo bảng giá đất mới, giá đất tại TPHCM sẽ tăng 10-30 lần, thậm chí có nơi tăng đến 50 lần so với bảng giá đất hiện tại. Tuy nhiên, giá đất mới này chỉ bằng khoảng 70% giá thị trường.
TPHCM quyết liệt ổn định thị trường vàng

TPHCM quyết liệt ổn định thị trường vàng

Ngày 29/7, UBND TPHCM ban hành Quyết định thành lập tổ công tác đảm bảo an ninh thị trường vàng trên địa bàn TPHCM nhằm kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu nghi vấn đầu cơ, trục lợi, gây bất ổn thị trường vàng miếng SJC trên địa bàn.
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 61 phát hành ngày 30/7/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 61 phát hành ngày 30/7/2024

(HQ Online) - Tạp chí Hải quan số 61 có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành 11 luật, nghị quyết của Quốc hội

Phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành 11 luật, nghị quyết của Quốc hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành 9 luật, 2 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

Hệ thống cảng biển TPHCM có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng; là cửa ngõ đưa sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đi ra thế giới.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024) có các tin chính sau:
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024) có các tin chính sau:
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024.
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Việc quản lý và thúc đẩy tổng cầu trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng tác động chưa nhiều tới khu vực đầu tư tư nhân. Thực tế cho thấy, khu vực này vẫn đang chật vật chống chọi với nhiều khó khăn.
Phiên bản di động