Xuất Khẩu phần mềm: Khi nào có sản phẩm “made in Việt Nam”?
Là nước XK phần mềm lớn…
Theo Hiệp hội Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa), tại thời điểm này, ngành phần mềm Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ đứng vị trí thứ hai tại thị trường Nhật Bản, đứng trong top 10 nước XK khẩu phần mềm trên thế giới. Công ty Phần mềm FPT Software đã thành công ấn tượng với doanh số XK 81 triệu USD, tăng 30% trong năm 2012. Hết tháng 6-2013, tổng doanh thu FPT Software đạt 47 triệu USD, tăng trưởng 32% so với cùng kỳ 2012. Thị trường Nhật Bản, hết tháng 6-2013, tăng trưởng 52% so với cùng kỳ năm 2012. Các thị trường khác, như Mỹ, cũng tăng trưởng khá mạnh, khoảng 54% so với cùng kỳ năm 2012. FPT Software cũng là công ty Việt Nam đầu tiên có tên trong top 100 nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu do Global Services (Ấn Độ) và NeoGroup (Mỹ) đánh giá dựa vào năng lực cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (ITO) và gia công quy trình kinh doanh (BPO).
Gần đây nhất, trong tháng 8, Công ty Phần mềm FPT Software đã giành được quyền triển khai Dự án RQ1-Renovation, khách hàng là một công ty lớn của Mỹ, có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phần mềm bảo hiểm giá trị bất động sản. Theo dự án này, FPT Software sẽ thực hiện chuyển đổi toàn bộ các sản phẩm phần mềm bảo hiểm giá trị bất động sản của khách hàng theo mô hình cung cấp truyền thống sang mô hình phần mềm dịch vụ (SaaS) trên nền công nghệ điện toán đám mây. Khi dự án hoàn tất, khách hàng có thể cắt giảm được 50% chi phí vận hành cung cấp sản phẩm so với trước đây.
Công ty KMS Technology chuyên cung cấp dịch vụ gia công phần mềm cho thị trường Mỹ cho biết, trong năm 2013, họ đã liên tục nhận được đơn đặt hàng gia công phần mềm và hiện có đủ việc làm cho cả năm. Doanh số công ty đã tăng từ 4,51 triệu USD (năm 2011) lên 6,7 triệu USD (năm 2012) và có thể đạt gần 9 triệu USD (năm 2013). Hiện doanh thu 6 tháng đầu năm của công ty đạt 5 triệu USD, tăng trưởng 45% so với cùng kỳ năm 2012. Đại diện CMC Soft cũng cho biết, trong năm 2013 và 2014 DN này vẫn sẽ tập trung vào mảng làm ứng dụng trên thiết bị di động cho smartphone với hệ điều hành iOS và Android.
Theo Sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam năm 2013 do Bộ Thông tin & Truyền thông phát hành cho thấy tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2012 đạt 25,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 86,3% so với năm 2011. Sự tăng trưởng cao này tiếp tục do sự duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với trên 23 tỷ USD doanh thu tăng trưởng 103,2% và chiếm tới 90,4 % tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT. Tuy nhiên, công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng nhưng tốc độ khiêm tốn tương ứng là 3,1% và 6%, trong đó sự tăng trưởng lĩnh vực phần mềm là thấp nhất trong cả 3 lĩnh vực.
Bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT, cho biết quan điểm của Bộ vẫn tiếp tục thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số. Tuy nhiên, do thị trường và đối tác của ngành công nghiệp phần mềm chủ yếu là gia công cho các đối tác, tập đoàn nước ngoài. Do đó, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên các Tập đoàn và các doanh nghiệp làm phần mềm, dịch vụ phần mềm tại Việt Nam bị tác động nhiều. Thống kê từ Sách Trắng 2013 cho thấy XK sản phẩm CNTT-TT đạt 22,92 tỷ USD tăng trên 110,4% so với năm 2011, và đặc biệt tổng kim ngạch XK đã cao hơn NK gần 3,5 triệu USD.
… nhưng mới mấp mé thoát ngưỡng gia công
Những nỗ lực không ngừng trong thời gian qua của các DN phần mềm Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Mặc dù được thế giới đánh giá cao, nhưng nghịch lý là doanh thu từ gia công phần mềm của VN rất nhỏ. So thứ hạng “ngôi sao” của Việt Nam trong lĩnh vực gia công phần mềm toàn cầu với doanh thu thực tế đặt ra câu hỏi phải chăng các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và toàn ngành phần mềm nói chung không biết tận dụng thế mạnh của mình để kiếm tiền hay là các nghiên cứu quốc tế trên đã “tô hồng” tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này?
Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Chiến lược của Tập đoàn FPT, chúng ta đang bị đóng khung trong chiếc áo gia công. Chúng ta đang ở đâu, chúng ta muốn xây dựng thương hiệu vào thị trường nào là điều trăn trở vị giám đốc chiến lược của tập đoàn FPT. Kinh tế thế giới chia làm 3 nhóm: Sản xuất gia công, cung cấp dịch vụ, sáng tạo sản phẩm. Sản xuất gia công rất dễ kiếm tiền nhưng hiện nay việc cần phải làm là vạch ra lộ trình phát triển để nâng cấp công nghệ về dài hạn, thay vì thực hiện gia công, kiếm tiền “lẻ” dễ dàng như trước.
Ông Hòa phân tích, có những dịch vụ đôi khi chỉ cần tìm ra điểm gặp nhau giữa cung - cầu, cung cấp được sản phẩm là có thể kiếm được tiền. Gần 20 năm nay Mỹ đã chuyển giao việc sản xuất cho các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam để theo hướng dịch vụ. Ngưỡng phát triển cao nhất là sáng tạo sản phẩm và những nước này mất từ 4-5 năm để tạo ra một sản phẩm tuy nhiên sau đó thu được rất nhiều tiền từ bản quyền sáng chế. Giám đốc chiến lược của FPT nhấn mạnh đến lúc nào chưa có sản phẩm sáng tạo “Made in Vietnam” thì chúng ta mãi mãi làm gia công cho nước khác. Ông Hòa thẳng thắn chia sẻ hiện số tiền FPT mang về thì IBM, Ocracle đã thu lại 60% và tập đoàn này chỉ được hưởng “phần xương”. FPT hiện mới mấp mé bước ra khỏi ngưỡng gia công và chập chững bước vào làm dịch vụ, còn rất xa để thực hiện giấc mơ “Made in Vietnam”. Trung bình thu nhập của một chuyên gia giỏi tại FPT chỉ bằng 1/50 thu nhập của một chuyên gia Nhật Bản. Đây là một bài toán không mới cho DN phần mềm Việt nhưng thực sự cần được nhìn thẳng để xác định đúng hướng đi.
An Nhiên
Tin liên quan
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform