Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu
Xuất khẩu rau quả chưa thể bứt phá nếu Trung Quốc chưa gỡ bỏ “Zero Covid” | |
EU đưa ra 9 cảnh báo với rau quả xuất khẩu Việt Nam | |
Doanh nghiệp rau quả chưa tận dụng lợi thế để tăng xuất khẩu sang EU |
Ngành rau quả Việt Nam cần tiếp tục chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng sản phẩm chế biến, giảm XK các sản phẩm tươi. Ảnh: N.Thanh |
Sầu riêng sắp “soán ngôi” thanh long
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 9/2022, trị giá XK rau quả đạt 250 triệu USD, tăng 8,1% so với tháng 9/2021. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2022, trị giá XK rau quả ước đạt 2,45 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Hiệp hội Rau Quả Việt Nam, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những nước XK trái cây lớn của thế giới. Việt Nam có diện tích trồng cây ăn quả là 1,2 triệu ha. Tổng sản lượng của cả nước là khoảng trên 12 triệu tấn quả thu hoạch, kim ngạch XK trên 3,5 tỷ USD/năm. Hiện nay, cả nước có khoảng 65.000 ha trồng thanh long, trong đó diện tích cho thu hoạch gần 58.000 ha, sản lượng 1.400.000 tấn/năm. Xoài là loại cây ăn quả truyền thống và có diện tích lớn nhất ở miền Nam với diện tích khoảng 114.000 ha; sản lượng gần 940.000 tấn, đứng thứ 13 về sản lượng xoài trên thế giới. Sầu riêng được trồng ở miền Nam nước ta với diện tích khoảng 84.800 ha, sản lượng khoảng 694.000 tấn/năm; XK tươi, bóc vỏ, đông lạnh là chủ yếu... |
Phân tích từ số liệu của Tổng cục Hải quan, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: cơ cấu chủng loại hàng rau quả XK trong 8 tháng năm 2022, chủng loại quả dẫn đầu về trị giá XK đạt 1,36 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, trong khi quả thanh long XK với trị giá lớn nhất giảm mạnh, XK quả chuối và sầu riêng có trị giá tăng mạnh.
Sản phẩm chế biến là chủng loại lớn thứ hai trong cơ cấu hàng rau quả XK. 8 tháng năm 2022, trị giá XK chủng loại này đạt 660,9 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021. “Nhu cầu sử dụng rau quả chế biến gia tăng trên toàn cầu nhưng Việt Nam mới chỉ đáp ứng được tỷ trọng thấp”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu nói.
Ở góc độ thị trường XK, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, 9 tháng năm nay, XK rau quả sang nhiều thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU… đều tăng mạnh, có thị trường tăng tới 100%, tuy nhiên XK sang thị trường Trung Quốc lại giảm mạnh.
Phân tích sâu khía cạnh mặt hàng XK, theo ông Nguyên, hiện nay, trái cây XK chủ lực hàng đầu của Việt Nam là thanh long với kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm, tiếp theo là các mặt hàng như xoài, nhãn, bưởi, chôm chôm, măng cụt... “Đáng chú ý tới đây, sầu riêng sẽ là mặt hàng XK tiềm năng của Việt Nam với kim ngạch dự kiến vượt qua thanh long, đạt khoảng 2 tỷ USD/năm”, ông Nguyên nói.
Vị này lý giải: "Trung Quốc đã chính thức cấp phép cho sầu riêng Việt Nam được NK chính ngạch. Gần đây, các DN Việt Nam đã bắt đầu xuất hàng trăm tấn sầu riêng sang Trung Quốc, được người tiêu dùng nước này đón nhận. Mỗi năm Trung Quốc chi tới 4 tỷ USD cho mặt hàng sầu riêng, trong đó Thái Lan chiếm 90%, còn 10% còn lại chia cho Việt Nam và Malaysia. XK sầu riêng sang Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, chi phí vận chuyển thấp giúp gia tăng đáng kể sức cạnh tranh”.
Phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường lớn
Thời gian qua, việc thực thi các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA)... được ông Nguyên nhìn nhận đã giúp mặt hàng rau quả Việt Nam tăng cạnh tranh, mở rộng thị trường XK. Dù vậy, trong năm nay do những khó khăn đáng kể từ thị trường Trung Quốc khi quốc gia này vẫn duy trì chính sách “Zero Covid”, dự báo XK rau quả cả năm sẽ chỉ đạt khoảng 3,2 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2021. Con số này khá khiêm tốn so với mục tiêu XK 3,8-4 tỷ USD đặt ra tư đầu năm.
Theo ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), dù là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam song XK rau quả của Việt Nam mới chiếm khoảng 1,4% tổng NK rau quả của thế giới. Nhiều thị trường chưa được các DN Việt Nam khai thác hết. Ví dụ, tại Nhật Bản, mỗi năm nước này có nhu cầu NK 20 tỷ USD rau quả. Rau quả Việt XK sang Nhật Bản lại chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng NK là con số quá thấp, cần đẩy mạnh khai thác.
Đáng chú ý, ngay tại thị trường Trung Quốc, ông Hưng phân tích, dù Việt Nam XK lượng lớn rau quả sang thị trường này nhưng con số vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Sức cạnh tranh của hàng Việt tại Trung Quốc chưa cao. Mỗi năm, Trung Quốc có nhu cầu NK chuối khoảng 1 tỷ USD, trong đó hiện Philippines chiếm 50% thị phần, Campuchia chiếm 20%, còn Việt Nam chỉ chiếm 16%. Về măng cụt, Trung Quốc NK 800 triệu USD/năm, riêng Thái Lan đã chiếm tới 700 triệu USD.
"Mặt hàng thanh long của Việt Nam đang có lợi thế tại thị trường Trung Quốc nhưng nước này cũng đang tổ chức trồng thanh long với diện tích tăng mạnh. Các DN của Việt Nam cần tỉnh táo nắm bắt thông tin để điều chỉnh cho phù hợp", ông Hưng nhấn mạnh.
Một trong những hạn chế của XK rau quả được lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi chỉ ra là, chưa đa dạng hóa thị trường, phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường lớn; khi thị trường lớn gặp khó đã ảnh hưởng ngay đến việc XK của Việt Nam. “Trong bối cảnh XK đang chững lại, tăng cường chế biến sâu, thực hiện đa dạng hóa thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên ngành cho sản phẩm rau quả là rất quan trọng. DN cần làm ăn bài bản, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể XK rau quả vào những thị trường khó tính”, ông Hưng nói.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng nhấn mạnh: “Ngành rau quả Việt Nam cần tiếp tục chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng sản phẩm chế biến, giảm XK các sản phẩm tươi. Các DN XK cần đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch và phát triển logistics phục vụ vận chuyển rau quả”.
Tin liên quan
Hải quan Lào Cai: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 117%
14:28 | 02/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
08:30 | 01/10/2024 Kinh tế
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cách nào giảm vị thế độc quyền phân phối xăng dầu?
Hải quan Lào Cai: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 117%
Hải quan Hòn Gai đón siêu tàu du lịch Costa Serena
Cảnh sát Biển bắt tàu vận chuyển hơn 70.000 lít dầu DO không có chứng từ
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics