Ý thức thượng tôn pháp luật của người Việt Nam còn thấp kém
Phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) xung quanh vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của hệ thống luật pháp cũng như việc chấp hành luật pháp đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội?
Qua nghiên cứu lịch sử thế giới trong 100 năm gần đây, có thể nói các quốc gia phát triển nhanh và mạnh đều là quốc gia có hệ thống luật pháp khá hoàn chỉnh và đặc biệt là bộ máy thực thi luật pháp cũng rất quan trọng. Xã hội nào được tổ chức trên nền tảng luật pháp hoàn chỉnh, đầy đủ, thực thi nghiêm minh thì chắc chắn đất nước đó là mạnh, bất kể là đất nước đa đảng hay một đảng. Bởi, mọi công dân trên cơ sở tuân thủ luật pháp mới tin cậy nhau, gắn bó với nhau, từ đó cố kết thành một cộng đồng mạnh.
Có quan điểm cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí tồn tại những “lỗ hổng”. Quan điểm của ông ra sao?
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, ý thức thượng tôn pháp luật của người Việt Nam còn thấp kém, dưới xa mức trung bình. Về vấn đề này, Việt Nam đứng ở “top” cuối trong nhóm các nước ASEAN, thua Thái Lan, Malaysia, thậm chí thua Lào, Campuchia, …
Đây là một trong những nguyên nhân làm đất nước không phát triển nhanh được, thậm chí trì trệ triền miên, ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Điều này được thể hiện trước hết về kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam khá thấp, chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/11 của Nhật Bản, 1/10 Hàn Quốc và 1/5 của Malaysia.
Nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí là “bài toán” chung của mọi Nhà nước, chỉ khác nhau ở mức độ, quy mô, tính chất chứ hầu như không có Nhà nước nào không có tham nhũng. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở Việt Nam tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra phổ biến ở mọi lĩnh vực.
Ở phương diện xã hội, việc ý thức thượng tôn pháp luật hạn chế góp phần tạo nên một “bức tranh” xã hội bát nháo. Điều này thể hiện rõ nhất ở tình trạng tai nạn giao thông, bất chấp luật pháp. Hiện nay, Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về tai nạn giao thông. Quan hệ giữa con người với con người đã ở mức cảnh báo, chỉ riêng mỗi dịp tết Nguyên đán vừa qua đã ghi nhận tới 5.000-6.000 vụ đánh nhau…
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc lỏng lẻo kỷ cương, kỷ luật, xem nhẹ tinh thần thượng tôn pháp luật có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như thế nào, thưa ông?
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại, gần đây nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết giữa 11 nước. Trong 11 nước tham gia TPP, Việt Nam có xuất phát điểm thấp nhất về kinh tế, trình độ phát triển, trình độ tổ chức xã hội. Với một xuất phát điểm như vậy, nếu ý thức pháp luật kém nữa sẽ tạo ra áp lực ngày càng lớn, những thách thức đặt ra sẽ nhân lên gấp bội và đương nhiên thách thức càng lớn thì vượt qua càng khó.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lỏng lẻo kỷ luật, kỷ cương có khá nhiều. Một số ý kiến nhận định rằng, mấu chốt là bởi khâu tổ chức thực thi luật pháp chưa đến nơi đến chốn. Xin ông phân tích rõ hơn khía cạnh này?
Có một loại ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính là do hệ thống luật pháp không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng ý thức kém. Trên thực tế, đúng là hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh nhưng nếu những cái đã có được thực hiện nghiêm chỉnh thì xã hội hiện tại đã tốt đẹp hơn nhiều.
Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu, chủ chốt là khâu tổ chức thực thi luật pháp yếu kém từ trên xuống dưới. Luật pháp, Nghị quyết đã có, song thực hiện không đến nơi đến chốn, trách nhiệm thuộc về đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Đội ngũ quan chức và công chức thực thi luật pháp không đầy đủ, nghiêm chỉnh nên “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Có thể nói, người dân như sản phẩm, cán bộ như cái khuôn làm ra sản phẩm đó. Khuôn tròn thì làm ra sản phẩm tròn và ngược lại. Trên thực tế, mỗi đơn vị từ cấp Vụ, Viện, Cục… chỉ cần Vụ trưởng, Viện trưởng hay Cục trưởng nghiêm chỉnh, sáng suốt trong chấp hành luật pháp, trong sáng về cái tâm thì chắc chắn tổ chức ấy nghiêm chỉnh.
Ngoài hệ thống luật pháp không hoàn chỉnh, tổ chức thực thi yếu kém thì việc xử lý vi phạm luật pháp không nghiêm minh cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới ý thức thượng tôn pháp luật kém. Tình trạng nể nang người thân, họ hàng, cánh kíp, xử phạt không nghiêm minh, không công bằng và chậm trễ dẫn tới không có sức răn đe.
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân đã nêu, ông có thể cho biết, đâu là biện pháp hữu hiệu nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong thời gian tới?
Trên thực tế, để giải quyết vấn đề, chỉ cần làm đúng như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI đã nêu, đó là: Với lương tâm của người cộng sản, mỗi cán bộ, đảng viên hãy tự xem xét mình đã sống bằng lao động của mình hay chưa. Người có chức vụ càng cao yêu cầu về gương mẫu càng lớn, không ai có quyền tự ban phát cho mình những đặc quyền đặc lợi cả.
Riêng trong vấn đề hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, điểm mấu chốt là quy định trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng, không chặt chẽ. Ngay trong Hiến pháp năm 2013, phần nói về quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ cũng thể hiện khá rõ điều này. Cụ thể, trong Hiến pháp có 12 Điều quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ, còn chỉ có 8 Điều dành cho Thủ tướng Chính phủ, trong đó chủ yếu quy định Thủ tướng ký quyết định, đốc thúc công việc, tổ chức họp Chính phủ…
Hệ thống hành pháp của Việt Nam đang vận hành theo một cơ chế rất lạc hậu. Trên thế giới, mọi quốc gia đều xác định nguyên tắc một việc chỉ do một cơ quan phụ trách. Một cơ quan chỉ do một người chịu trách nhiệm, còn ở Việt Nam thì là một tập thể. Để khắc phục những điều này, hệ thống luật pháp và cơ quan Chính phủ, hành chính cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ pháp lý của người đứng đầu. Đó là gốc rễ để làm kỷ luật đất nước nghiêm chỉnh, mạnh lên.
Song song với đó, cần nâng cao chất lượng “đầu vào” của lãnh đạo các cấp. Ngoài ra, tôi cho rằng hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí cần kịp thời thông tin chân thực về các tấm gương lãnh đạo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, trong sáng. Lãnh đạo này tính từ cấp Tổ trưởng tổ dân phố cho tới lãnh đạo các tỉnh, các bộ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Cấm các phương tiện đường thủy qua cầu Vĩnh Phú (nối tỉnh Phú Thọ với Vĩnh Phúc)
15:57 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lũ dâng cao, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán người dân
15:56 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp I trên sông Hồng
14:32 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất cấp 200 tấn gạo dự trữ quốc gia cho các địa phương chịu thiệt hại bởi bão số 3
14:28 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh
09:27 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan xử lý 11.555 vụ vi phạm trong 8 tháng
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Tổng cục Hải quan
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics