Yếu tố bền vững sẽ giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường châu Âu
Sẽ có những yêu cầu mới về tính bền vững đòi hỏi sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất. |
Nhiều ngành hàng bị tác động bởi Thỏa thuận xanh châu Âu
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, tại thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng, Thỏa thuận xanh châu Âu là một chính sách mới, dự kiến sẽ tác động đến hoạt động giao thương với khu vực này, đồng thời mở ra các khả năng mới cho hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài EU.
Một số chính sách, chiến lược có thể nhìn thấy ngay việc ảnh hưởng đến xuất khẩu sang EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Chiến lược từ Trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork), Kế hoạch Hành động kinh tế tuần hoàn, hay là Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030.
“Có thể nói đây là một kế hoạch toàn diện để đạt được sự trung hoà về khí hậu đồng thời cũng là một chiến lược để phát triển. Đối với các doanh nghiệp, sẽ có những yêu cầu mới về tính bền vững đòi hỏi sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất”, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy thông tin và cho biết thêm, cơ bản EU sẽ yêu cầu đối với các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải có tính bền vững, có thể tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và tiết kiệm năng lượng.
Thực phẩm bền vững phải đáp ứng các định nghĩa chung, nguyên tắc chung, yêu cầu, chứng nhận và kế hoạch ghi nhãn. Các sửa đổi đang diễn ra và một khung pháp lý mới sẽ được đề xuất ngay trong năm 2023.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu đánh giá, là một trong những đối tác quan trọng của EU, Thỏa thuận Xanh châu Âu có khả năng ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp của Việt Nam, tùy thuộc vào bản chất của ngành và các biện pháp cụ thể được đưa ra theo thỏa thuận.
Một trong những ngành có thể bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận này là ngành dệt may và giày dép. EU là thị trường lớn xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam. Thỏa thuận Xanh EU, cụ thể là Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn, sẽ yêu cầu các sản phẩm dệt may phải được sản xuất bằng các vật liệu và quy trình thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững và dán nhãn sinh thái nghiêm ngặt.
“Các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này sẽ cần điều chỉnh quy trình sản xuất và đầu tư vào công nghệ mới để duy trì tính cạnh tranh”, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy lưu ý.
Trong ngành bao bì, bao bì phải được làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường và có thể tái chế hoàn toàn. Điều này sẽ tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì cũng như các doanh nghiệp sử dụng bao bì cho các sản phẩm xuất khẩu.
Một lĩnh vực khác có thể bị ảnh hưởng bởi Thỏa thuận Xanh EU là nông sản và thủy sản. Thỏa thuận Xanh đặt ra một cách tiếp cận nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường hơn, điều này sẽ yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới về thực hành canh tác và sản xuất lương thực bền vững, đồng thời đầu tư vào công nghệ mới và thay đổi quy trình sản xuất để giảm thiểu chất thải và giảm sử dụng hóa chất độc hại.
Ngành sắt thép cũng có khả năng bị ảnh hưởng do Thỏa thuận Xanh đặt ra mục tiêu giảm sử dụng các vật liệu sử dụng nhiều năng lượng và chuyển sang sử dụng các vật liệu bền vững hơn.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Thỏa thuận xanh của EU đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng tạo ra các cơ hội phát triển mới. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ những thay đổi mà Thỏa thuận sẽ mang lại và sẵn sàng thích ứng với những thách thức để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường EU, đồng thời đón đầu các xu hướng mới để tạo ra các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường hơn để được hưởng lợi trong dài hạn.
Cơ hội mở từ kết nối chuỗi cung ứng
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, những thông tin chi tiết về những vấn đề này sẽ được thông tin trong chuỗi diễn đàn, hội thảo tại Viet Nam International Sourcing.
Đặc biệt, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã tiến hành quảng bá sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2023) rộng rãi trên các kênh thông tin và chủ động, tích cực tìm kiếm, tiếp xúc, làm việc vận động, mời các đoàn thu mua, doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối nước sở tại vào Việt Nam tham gia chuỗi hoạt động triển lãm, hội thảo nói trên.
“Chúng tôi dự kiến tổ chức đoàn thu mua với hơn 10 doanh nghiệp Bắc Âu về tham dự sự kiện lần này. Ngoài ra, đối tác mua hàng tiềm năng như IKEA, H&M dự kiến sẽ cử đại diện mua hàng của họ ở khu vực châu Á và ở Việt Nam tham dự sự kiện. Các doanh nghiệp Thuỵ điển mong muốn được gặp gỡ giao thương tại Triển lãm với các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, đã đạt các chứng chỉ quốc tế, ở các ngành hàng Việt Nam có thế mạnh như thực phẩm, dệt may, giày dép, đồ thể thao, đồ gia dụng và nội thất...” bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kỳ vọng thông qua chuỗi sự kiện này doanh nghiệp Bắc Âu sẽ tìm thêm được nhiều nguồn hàng từ Việt Nam và có được các thoả thuận thương mại cũng như các ý tưởng kinh doanh mới.
Tin liên quan
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
21:07 | 09/10/2024 Hải quan
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
20:14 | 09/10/2024 Hải quan
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics