15 năm gánh vác “sứ mệnh” cải cách hiện đại hóa hải quan
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 vào tháng 6/2021. |
Lực lượng nòng cốt về cải cách hiện đại hóa hải quan
Trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với thế giới cũng như các yêu cầu nội tại, đòi hỏi Hải quan Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư; đồng thời vẫn phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
Để triển khai thành công công tác cải cách, hiện đại hóa của Ngành, cần thiết phải có một mô hình cơ quan chuyên trách phù hợp, vừa tham mưu, chỉ đạo, vừa trực tiếp thực hiện trên phạm vi toàn Ngành, ngày 17/4/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 1749/QĐ-BTC về việc thành lập Ban Cải cách hiện đại hóa do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan làm Trưởng ban. Theo đó, lực lượng chuyên trách thuộc Ban Cải cách hiện đại hóa được giao 4 nhóm nhiệm vụ chính là: Xây dựng và quản trị thực hiện chiến lược cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan; Phát triển quan hệ đối tác Hải quan với các bên có liên quan; Quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động hải quan và Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong các lĩnh vực công tác hải quan. Cùng thời điểm đó, ở các đơn vị thuộc Tổng cục và cấp cục hải quan tỉnh, thành phố đã xây dựng lực lượng bán chuyên trách làm đầu mối triển khai công tác cải cách hiện đại hóa. Đây là các lực lượng nòng cốt trong công tác cải cách hiện đại hóa của Ngành.
Những ngày đầu thành lập, ngành Hải quan chưa có các kế hoạch trung hạn và dài hạn công tác cải cách hiện đại hóa, các đơn vị trong toàn Ngành triển khai nhiệm vụ tương đối độc lập, thiếu gắn kết, chưa theo định hướng chung, các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu thực hiện bằng phương thức thủ công và bán thủ công dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan chưa cao… Vì thế, lực lượng chuyên trách cải cách hiện đại hóa đã mạnh dạn nghiên cứu các chuẩn mực hải quan hiện đại của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và triển khai thí điểm một số nội dung trọng tâm.
Có thể kể đến việc xây dựng Kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa giai đoạn 2008-2010; xây dựng và quản trị chiến lược, kế hoạch theo định hướng của WCO; nghiên cứu về quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp. Cùng với đó là phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hải quan bằng hệ thống chỉ số; triển khai thí điểm thành công thủ tục hải quan điện tử; hình thành bộ máy và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.
Bước ngoặt về cải cách thủ tục hải quan
Từ sự thành công của Kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa giai đoạn 2008-2010, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải có định hướng dài hơi hơn cho ngành Hải quan, cùng với việc hoàn thiện phương pháp luận xây dựng và quản trị chiến lược, kế hoạch theo định hướng của WCO, Tổng cục Hải quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2015 với tầm nhìn, mục tiêu từ tổng quát trong toàn Ngành đến cụ thể đối với các lĩnh vực nghiệp vụ đến năm 2020.
Sau 5 năm thực hiện, nhờ điều phối, quản trị chung của lực lượng chuyên trách cải cách hiện đại hóa hải quan, toàn Ngành đã triển khai đồng bộ, thống nhất công tác cải cách hiện đại hóa, thực hiện thành công Kế hoạch và cơ bản hoàn thành mục tiêu 5 năm của Chiến lược trên tất cả các lĩnh vực.
Về thủ tục hải quan điện tử, tiếp nối việc thí điểm từ năm 2009, năm 2012, lực lượng chuyên trách cải cách hiện đại hóa hải quan đã chủ trì triển khai mở rộng thí điểm đối với 102 chi cục hải quan tại 21/34 cục hải quan tỉnh, thành phố. Sau đó, năm 2013, thủ tục hải quan điện tử đã chuyển đổi thành công từ thí điểm sang thực hiện chính thức, với cơ sở dữ liệu chuyển từ xử lý phân tán tại các chi cục sang xử lý tập trung tại Tổng cục Hải quan, trở thành tiền đề quan trọng cho việc triển khai Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS).
Cũng trong giai đoạn này, một nhiệm vụ quan trọng mà Hải quan Việt Nam được Chính phủ giao là chủ trì là triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, hướng tới triển khai Cơ chế một cửa ASEAN. Thực hiện nhiệm vụ này, lực lượng chuyên trách cải cách hiện đại hóa đã tích cực triển khai các hoạt động như làm việc, thúc đẩy các bộ, ngành liên quan phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; chủ trì thiết kế, xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ triển khai cơ chế một cửa; khai trương kỹ thuật Cổng thông tin một cửa quốc gia và triển khai thí điểm một số thủ tục liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương.
Từ tháng 9/2015, Cơ chế một cửa ASEAN đã kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore). Hiện nay các nước thành viên đang triển khai giai đoạn 2 kết nối thử nghiệm để trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ASEAN và sẵn sàng để chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN khi Nghị định thư pháp lý về Cơ chế một cửa ASEAN có hiệu lực.
Tiếp tục xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại
Tiếp nối các kết quả đạt được và trước yêu cầu định hướng lớn, lâu dài cho ngành Hải quan nhằm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của Đảng, Nhà nước, Chiến lược Tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030, hiện Tổng cục Hải quan đã xây dựng và trình Chính phủ Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 với tầm nhìn, mục tiêu đến năm 2025 và đến năm 2030 là “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan.
Hiện lực lượng chuyên trách cải cách hiện đại hóa đang xây dựng Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025. Kế hoạch xác định và đặt ra 9 nhóm chỉ tiêu (theo đó có 2 nhóm chỉ tiêu với 21 chỉ tiêu thành phần); 10 nhóm các giải pháp toàn diện, đồng bộ, đầy đủ chi tiết, cụ thể liên quan đết tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ và quản lý nội ngành Hải quan để triển khai thực hiện các nội dung Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 1 đến năm 2025. Trên cơ sở 10 nhóm giải pháp, Kế hoạch đã xây dựng và xác định trên 300 hoạt động cụ thể hóa thực hiện các giải pháp, trong đó đã xác định rõ kết quả đầu ra, lộ trình thực hiện và phân công đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp thực hiện đảm bảo khả thi, đồng bộ và thống nhất.
Trải qua bề dày 15 năm xây dựng và phát triển, lực lượng chuyên trách cải cách hiện đại hóa tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương công vụ và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiếp tục nhiệt huyết, tận tâm, tích cực đóng góp trí tuệ; coi đây là niềm tự hào; góp phần tích cực để đạt được mục tiêu xây dựng Hải quan Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
20:04 | 23/09/2024 Thông báo
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
20:26 | 22/09/2024 An ninh XNK
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
08:29 | 02/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
14:44 | 28/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số
18:19 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp
07:54 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia
15:18 | 21/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform