4 biến thể nguy hiểm nhất có thể khiến cuộc đua vaccine Covid-19 “xôi hỏng bỏng không”
Các nhà khoa học không bất ngờ khi virus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi và tiến hóa, bởi dù sao đó cũng là bản chất của các loại virus. Tuy nhiên, với sự lây lan không kiểm soát của đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới, virus này dường như đang ngày càng có nhiều cơ hội để tiến hóa.
Ảnh minh họa: CNN |
"Các biến thể được xác định gần đây dường như có khả năng lây lan dễ dàng hơn. Chúng dễ lây nhiễm hơn, dẫn tới số ca mắc gia tăng và làm tăng sức ép lên các hệ thống đều đã quá tải của chúng ta", bác sĩ Rochelle Walensky, người mới được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho hay hôm 27/1.
Điều các nhà khoa học lo ngại nhất là virus SARS-CoV-2 sẽ biến chủng tới mức nó có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thoát khỏi việc bị phát hiện bởi các bộ xét nghiệm hiện nay, hoặc tránh được sự bảo vệ của vaccine với cơ thể. Trong khi một vài biến thể mới dường như đã thay đổi theo cách thức có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch thì vấn đề hiện nay là sự ảnh hưởng đó diễn ra ở mức độ nào.
Các chính phủ đều đang phản ứng nhằm ngăn chặn sự lây lan của các biến thể mới. Colombia đã cấm các chuyến bay từ Brazil và Brazil đã cấm các chuyến bay từ Nam Phi. Hiện nay, gần như đã quá trễ nên không thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng như có một số dấu hiệu cho thấy các đột biến ở những biến thể trên đang tăng lên một cách độc lập và nhân lên ở nhiều nơi.
Dưới đây là những gì chúng ta biết về các biến thể mới cho tới nay.
B.1.1.7
Đứng đầu danh sách các biến thể đang được nghiên cứu ở Mỹ là B.1.1.7 được phát hiện đầu tiên ở Anh. CDC đã cảnh báo biến thể này có thể khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn. Hơn 300 ca nhiễm biến thể mới được ghi nhận ở 28 bang của Mỹ nhưng chỉ có một số ca đã được sắp xếp trình tự gen.
Việc nghe về các biến thể mới của virus có thể khiến mọi người hoảng loạn nhưng theo các nhà khoa học, dựa trên những gì họ phát hiện được, hệ miễn dịch của con người vẫn có thể đối phó với các biến thể xuất hiện cho tới nay, đặc biệt là B.1.1.7.
"Cho tới nay, như những gì chúng tôi biết, virus này vẫn lây nhiễm theo cùng một cách thức", Gregory Armstrong, một quan chức thuộc CDC nhận định.
Điều đó nghĩa là các biện pháp được thực hiện hiện nay nhằm làm giảm sự lây lan của dịch bệnh cũng có thể áp dụng với các biến thể mới, chẳng hạn như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, tránh tụ tập đông người và rửa tay thường xuyên.
Tuy nhiên, những đột biến trong biến chủng có thể giúp virus xâm nhập vào các tế bào một cách dễ dàng hơn. Điều đó tức là nếu ai đó nói hoặc thở trong không khí có các phân tử virus thì các phân tử này sẽ dễ dàng xâm nhập vào tế bào trong phổi hơn thay vì chỉ là những mảnh phân tử vô hại. Những thay đổi đáng lo ngại diễn ra ở protein gai, vị trí mà virus sử dụng để xâm nhập vào các tế bào.
Do đó, mọi người cần nỗ lực hơn để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 cho tới khi vaccine có thể đẩy lùi dịch bệnh.
"Để làm gián đoạn sự lây lan, chúng ta cần thực hiện các biện pháp để làm chậm quá trình lây nhiễm này với mức độ cao hơn. Chúng ta cần chú ý hơn đến việc đeo khẩu trang và cần tăng số người được tiêm vaccine Covid-19", chuyên gia Armstrong cho hay.
Hiện nay đang có một số báo cáo về việc liệu B.1.1.7 có thể khiến dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn ở Anh hay không.
"Các dữ liệu gần đây nhất cho thấy ở Anh, virus này dường như nguy hiểm hơn khi có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn", Giám đốc Viện Nghiên cứu Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci cho hay.
B.1.351
Biến thể lần đầu tiên được ghi nhận ở Nam Phi có tên là B.1.351 hay 501Y.V2. Mỹ đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể này ở Nam Carolina hôm 28/1.
Hai người mắc bệnh sống ở các khu vực khác nhau của bang này và không đi đâu trong thời gian gần đây. Giám đốc Y tế Công cộng lâm thời của Cơ quan Y tế bang này, Brannon Traxler từ chối trả lời việc liệu có phải biến thể này đã âm thầm lây lan trong cộng đồng hay không.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể ở Nam Phi đã xuất hiện ở hơn 30 quốc gia khác.
"Biến thể được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi này đã lây lan nhanh chóng ra ngoài châu Phi và điều khiến tôi trăn trở hiện nay là rất có thể nó đang lây lan ở một số quốc gia châu Phi", Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cho hay.
Biến thể ở Nam Phi có một kiểu đột biến bất thường gây ra những thay đổi vật lý trong cấu trúc của protein gai so với biến thể B.1.1.7. Một đột biến quan trọng, được gọi là E484K, dường như ảnh hưởng đến miền liên kết thụ thể, một phần trong protein gai có vai trò quan trọng nhất để gắn với các tế bào.
Đột biến trên có thể giúp virus SARS-CoV-2 phần nào thoát khỏi các tác động của vaccine. Các nhà sản xuất vaccine và các nhà nghiên cứu đang xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm nhiễm biến thể này để xem liệu đột biến trên có thể thoát khỏi phản ứng miễn dịch mà vaccine tạo ra hay không.
Dù vậy, ông Fauci cho rằng: "Tin tốt là các loại vaccine hiện nay vẫn có hiệu quả trong việc chống lại các đột biến. Tin xấu là khi các đột biến này tiếp tục nhân lên, chúng ta sẽ thấy chúng tiếp tục tiến hóa. Điều đó tức là chúng ta sẽ phải luôn đi trước chúng một bước".
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia và một số nơi khác đang xét nghiệm các phiên bản được tạo ra trong phòng thí nghiệm của các đột biến có khả năng chống lại máu của người đã được tiêm vaccine. Các nhà khoa học này cho biết, dường như các đột biến trên trong biến thể đang phần nào làm giảm hiệu quả của vaccine dù vẫn chưa đủ mạnh để làm suy yếu sự bảo vệ này.
Nhà sản xuất vaccine Novavax tại bang Maryland đã công bố các kết quả sơ bộ của vaccine Covid-19 hôm 28/1 cho thấy, trong khi vaccine có hiệu quả hơn 89% đối với giai đoạn thử nghiệm thứ 3 ở Anh thì trong cuộc thử nghiệm thứ 2 ở Nam Phi, vaccine chỉ có hiệu quả trong việc chống lại biến thể mới là 60%.
Pfizer và Moderna cũng đang thay đổi công thức của vaccine để đối phó với các phiên bản khác nhau của các biến thể.
P.1
Một biến thể được cho là khiến số ca mắc ở Brazil tăng vọt, cũng đã xuất hiện ở bang Minnesota của Mỹ trong tuần này. Biến thể trên xuất hiện ở một du khách đến từ Brazil, vì thế, chưa có dấu hiệu cho thấy biến thể này đã lây lan trong cộng động.
Biến thể ở Brazil, có tên là P.1 được phát hiện trong 42% mẫu bệnh phẩm trong một nghiên cứu được tiến hành ở thành phố Manaus của nước này. Các quan chức Nhật Bản cũng đã phát hiện được biến thể trên ở 4 du khách đến từ Brazil.
"Sự xuất hiện của biến thể này gây ra mối lo ngại về việc khả năng lây nhiễm của virus gia tăng cũng như tình trạng tái dương tính với SARS-CoV-2 ở một số cá nhân", CDC cho hay. Biến thể P.1 cũng mang đột biến E484K.
L425R
Biến thể cuối cùng trong số 4 biến thể gây lo ngại nhất hiện nay là biến thể mới được ghi nhận ở California cũng hàng loạt bang khác của Mỹ.
"Chúng ta chưa biết rõ ảnh hưởng của biến thể này là gì", ông Armstrong cho hay.
Biến thể có tên là L425R này cũng có một đột biến ở miền liên kết thụ thể của protein gai. Mặc dù xuất hiện phổ biến nhưng hiện chưa rõ liệu biến thể L425R có tăng khả năng lây nhiễm hay không.
Bất kỳ chủng virus nào cũng có thể trở nên phổ biến hơn bởi cái được gọi là hiệu ứng người sáng lập (Founder effect).
"Hiệu ứng người sáng lập tức là một virus xuất hiện ở đúng nơi và vào đúng thời điểm", chuyên gia Armstrong nhận định. Nếu tỷ lệ lây nhiễm gia tăng thì đó có thể là do các hành vi của con người. Điều đó tức là chủng virus đó trở nên phổ biến hơn không phải vì khả năng lây nhiễm của nó mà đơn giản là do nó đã xuất hiện ở một nơi phù hợp để lây lan.
Hiện cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định liệu các biến thể này có thể làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh một cách mạnh mẽ hay không.
Theo chuyên gia Walensky, sự xuất hiện của các biến thể mới đã nhấn mạnh tới yêu cầu cần có các hành động y tế công cộng quyết liệt hơn.
“Đầu tiên, hãy tiêm vaccine khi tới lượt bạn. Bên cạnh đó, một số người sẽ cần hỗ trợ để được tiêm vaccine, do đó hãy chú ý giúp đỡ những người thân và những người xung quanh bạn khi họ đến hẹn tiêm vaccine. Thứ hai, hãy đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội và rửa tay. Cuối cùng, bây giờ không phải thời điểm để đi lại", chuyên gia này khuyến cáo./.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics