4 mục tiêu, 7 giải pháp trong dự toán ngân sách 2023
Dự toán tổng thu ngân sách năm 2023 là 1,620 triệu tỷ đồng | |
Thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.464,3 nghìn tỷ đồng | |
Công khai dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 trình Quốc hội |
Quang cảnh Tọa đàm. |
Thông tin tại Tọa đàm, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính) cho biết, trên cơ sở thực hiện 2022, đánh giá dự báo tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong nước trong năm 2023, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội Dự toán NSNN năm 2023.
Theo đó, về dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2023, với chủ trương ưu tiên kiểm soát lạm phát, chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế lớn đã được thắt chặt nhanh, khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, một số thậm chí đối mặt với nguy cơ suy thoái; giá dầu và nhiều mặt hàng như lương thực, nguyên liệu đầu vào tiếp tục ở mức cao tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu, xung đột địa chính trị, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong nước, bên cạnh nền tảng phục hồi kinh tế từ năm trước, vẫn tiếp tục đối mặt với thách thức từ nội tại nền kinh tế: năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh chưa cao; thị trường tài chính, thị trường vốn chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của thị trường thế giới,...
Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính). |
Về mục tiêu NSNN năm 2023, ông Nguyễn Minh Tân cho biết, có 4 mục tiêu chính gồm: hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công gắn với huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội khi được thực hiện; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động khu vực sự nghiệp công lập.
Về chỉ tiêu cụ thể, dự toán thu NSNN 2023 là 1.620,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 0,4% so với ước thực hiện năm 2022. Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13,3%GDP.
Trong đó, thu nội địa là 1.334,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,3%, tăng 3,2% so với ước thực hiện năm 2022. Thu dầu thô là 42 nghìn tỷ đồng, giảm 38,2% so với ước thực hiện năm 2022, chiếm 2,6%. Thu cân đối từ hoạt động XNK là 239 nghìn tỷ đồng, giảm 2,8% so với ước thực hiện năm 2022, chiếm 14,8%. Thu viện trợ là 5,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,3%.
Về chi NSNN, dự toán chi NSNN năm 2023 là 2.076,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với dự toán năm 2022. Trong đó, chi thường xuyên là 1.172,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4% so dự toán năm 2022, chiếm 56,5%. Chi trả nợ lãi là 102,9 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so dự toán năm 2022, chiếm 5%.
Chi đầu tư phát triển là 726,7 nghìn tỷ đồng, tăng 38,1% so dự toán năm 2022, chiếm 35%. Các khoản chi còn lại khác là 74,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,5%.
Về bội chi NSNN và nợ công, năm 2023 bội chi NSNN dự kiến là 455,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP, trong đó, bội chi NSTW khoảng 430,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,18% GDP và bội chi NSĐP là 25 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP. Về nợ công, đến cuối năm 2023, nợ công khoảng 44-45% GDP.
Tại Tọa đàm, các ý kiến tham gia thống nhất nhận định về những điểm tích cực của dự thảo dự toán ngân sách 2023. Theo đó, dự thảo có đánh giá và thuyết minh định hướng cơ bản về thay đổi chi tiêu NSNN, có thuyết minh về thay đổi các khoản thu, chi chính. Dự thảo cũng đã có đánh giá và so sánh với ước thực hiện 2022 về thu và chi cân đối NSNN.
Bên cạnh đó, về dự toán chi cân đối NSNN, bản dự thảo đã cho thấy xu hướng thay đổi cơ cấu chi tiêu theo hướng phù hợp hơn (giảm tỷ trọng chi thường xuyên). Chi đầu tư phát triển chiếm 35% tổng chi NSNN, tăng 38,1% về giá trị so với dự toán năm 2022; chi thường xuyên chiếm 56,5% tổng chi NSNN, tăng 5,4% so với dự toán năm 2022.
Một số ý kiến cho rằng, Dự thảo NSNN 2023 thiếu thông tin chi tiết về chi đầu tư, chưa có danh mục dự toán chi đầu tư của ngân sách trung ương. Giải ngân đầu tư công thường xuyên chậm trễ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động của hệ thống doanh nghiệp. Do vậy, cần có những thảo luận chi tiết hơn về chi đầu tư công trong Dự toán NSNN 2023 cả ở cấp trung ương và tổng thể ở địa phương.
Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, các nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện dự toán NSNN 2023 cũng đã được xác định. Ông Nguyễn Minh Tân cho biết có 7 nhóm giải pháp chính.
Một là, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị gắn với tiếp tục đối mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
Hai là, tập trung tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ba là, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế kiểm tra giám sát đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính kết hợp chuyển đổi số quốc gia đồng bộ, toàn diện, xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng tính công khai, minh bạch.
Năm là, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.
Sáu là, quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất để đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, tăng cường công tác quản lý thu.
Bảy là, tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
Tin liên quan
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 8 có dấu hiệu chững lại
20:25 | 05/09/2024 Hải quan
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics