8 hiệp hội kiến nghị giảm phí công đoàn xuống 1%
8 Hiệp hội DN gồm: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM), Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh (FFA) và Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đã đồng loạt ký tên kiến nghị về việc đóng góp ý kiến xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi từ các hiệp hội DN.
8 Hiệp hội này đồng loạt kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và dùng toàn bộ kinh phí công đoàn chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động. Giảm tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Theo 8 Hiệp hội này, hiện luật Ngân sách nhà nước quy định ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. Trong khi đó, Luật Công đoàn lại yêu cầu người sử dụng lao động đóng kinh phí công đoàn. Ngay từ tên gọi của khoản thu “kinh phí công đoàn” đã cho thấy đây là trách nhiệm của ngân sách nhà nước, không phải trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Các Hiệp hội DN này cũng cho rằng, trong trường hợp Quốc hội quyết định tiếp tục thu kinh phí công đoàn từ người sử dụng lao động thì kiến nghị khoản tiền này không nhằm phục vụ cho hoạt động của các cơ quan trong hệ thống công đoàn đã được ngân sách nhà nước cấp kinh phí và chỉ phục vụ cho việc chăm lo đời sống cho người lao động tại DN.
8 Hiệp hội cho rằng, việc DN đóng thuế, tức là đã gián tiếp đóng góp kinh phí cho công đoàn thông qua ngân sách nhà nước, nếu phải trích nộp thêm kinh phí công đoàn, nghĩa là DN phải đóng thêm 2% thuế trên quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của DN.
Hiệp hội các DN kiến nghị luật Công đoàn cần sửa đổi và quy định mức nộp kinh phí công đoàn tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội. Ảnh: N.H |
Về việc dùng toàn bộ kinh phí công đoàn chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động, theo các hiệp hội, hiện tại, mức phân bổ kinh phí công đoàn đang được phân bổ là 69% tổng số thu kinh phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại DN sử dụng; 31% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên.
Tuy nhiên, theo Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2019 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đang tồn tại những vấn đề, đó là nhu cầu chi ở cấp cơ sở cao, kinh phí chưa đủ đáp ứng, và không có thu khác từ tổ chức công đoàn tích lũy, trong khi các cơ quan công đoàn cấp trên, nhu cầu sử dụng thấp, dẫn đến thừa nguồn, tăng tích lũy cuối kỳ, do đó, công đoàn cấp dưới bị hạn chế các khoản chi chăm lo trực tiếp cho người lao động.
Do khoản thu này chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của người lao động, cần giảm tỷ lệ đóng khoản thu này xuống tối đa 1% vì DN hiện tại đã tự nguyện cung cấp rất nhiều các lợi ích cho người lao động ngoài những lợi ích người lao động được hưởng từ kinh phí công đoàn.
Từ đó, Hiệp hội các DN kiến nghị Luật Công đoàn cần sửa đổi và quy định mức nộp kinh phí công đoàn tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Chính phủ có quyền quyết định tỷ lệ đóng này theo từng thời kỳ, tùy theo tình hình kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
16:56 | 09/09/2024 Hải quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
14:04 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông tiềm năng cho doanh nghiệp
14:00 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
09:30 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics