Áp lực đảm bảo mức bội chi ngân sách nhà nước
Thực hiện các chính sách phòng chống dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế đang làm tăng áp lực đối với cân đối NSNN. Ảnh: Trà Hương |
Dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ giảm
Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước ta, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, đồng bộ với các chính sách tiền tệ và vĩ mô khác, nhằm một mặt tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, mặt khác hỗ trợ giảm chi phí cho các chủ thể kinh tế, hỗ trợ người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, các đối tượng yếu thế; hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trên cơ sở vẫn đảm bảo kiểm soát tốt cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), đảm bảo an ninh nền tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
GS. Trần Thọ Đạt, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Chi NSNN cần được cơ cấu lại theo hướng ổn định và gia tăng hiệu quả đầu tư phát triển, chỉ bố trí vốn từ NSNN cho những công trình thật sự cần thiết, có hiệu quả cao đồng thời kiểm soát chặt chẽ đầu tư công nhằm chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Bên cạnh đó, cần giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư, đặc biệt ở cấp Trung ương, cải thiện về lập ngân sách đầu tư bằng cách quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu chi duy tu bảo dưỡng liên quan đến đầu tư, qua đó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .
|
Các chính sách về chi ngân sách cũng được ban hành kịp thời, bao phủ hầu hết nhóm đối tượng như lực lượng tuyến đầu chống dịch; người bị nhiễm Covid-19; bị cách ly; người lao động, người sử dụng lao động… Chính phủ cũng đảm bảo đủ nguồn lực để mua, tiếp nhận viện trợ, đầu tư vắc xin.
Mặc dù thu NSNN khó khăn, thực hiện thu ngân sách Trung ương (NSTƯ) năm 2020 hụt khoảng 91 nghìn tỷ đồng so với dự toán; năm 2021 dự kiến thu NSTƯ hụt khoảng 28-29 nghìn tỷ đồng so với dự toán, trong khi nhiều nhiệm vụ chi phòng, chống dịch Covid-19 phát sinh, nhưng trong điều hành NSNN luôn đảm bảo nguồn cho chi đầu tư phát triển. Đồng thời, đã áp dụng hàng loạt giải pháp đẩy mạnh giải ngân. Số vốn chi đầu tư công thực hiện năm 2020 (bao gồm cả số chuyển nguồn, nguồn tăng thu ngân sách địa phương và dự phòng ngân sách các cấp) đạt 550 nghìn tỷ đồng (dự toán 497,26 nghìn tỷ đồng); đối với năm 2021, dự toán chi đầu tư phát triển là 477,3 nghìn tỷ đồng, trong đó NSTƯ là 222 nghìn tỷ đồng tiếp tục được đảm bảo nguồn để thực hiện.
Ông Nguyễn Minh Tân cũng cho biết, do kinh tế suy giảm (quý 3/2021 tăng trưởng GDP - 6,16% so với cùng kỳ) và thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thu; trong khi tăng chi liên quan tới phòng chống dịch, hỗ trợ các đối tượng khó khăn do bị tác động bởi dịch Covid-19 nên các giải pháp về cắt, giảm, triệt để tiết kiệm chi để kiểm soát cân đối NSNN, giữ ổn định vĩ mô là cần thiết, phù hợp. Để cân đối ngân sách trong bối cảnh thu ngân sách chịu tác động tiêu cực, chi ngân sách phát sinh lớn, chi thường xuyên đã được triệt để tiết kiệm.
Nhận định về dư địa chính sách, ông Nguyễn Minh Tân cho hay, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ đã giảm đáng kể. Bội chi NSNN năm 2021 đang phấn đấu ở mức 4%GDP theo dự toán; năm 2022 đang trình Quốc hội cũng ở mức 4% GDP (tương ứng khoảng 5,1% GDP chưa điều chỉnh). Mục tiêu này đang tạo áp lực lớn trong việc cân đối NSNN các năm tới để đảm bảo mức bội chi ngân sách bình quân giai đoạn 2021-2025 trong phạm vi 3,7% GDP theo Văn kiện Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Bài toán cân đối NSNN
Đại diện Bộ Tài chính cho hay, thu NSNN khó khăn một mặt do tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 và có thể kéo dài, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng đòi hỏi phải có thời gian để kinh tế phục hồi, mặt khác do việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số chính sách thu để hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi đó, nhu cầu chi phòng chống dịch bệnh lớn; khả năng điều chỉnh, cắt giảm các nhiệm vụ chi còn lại hạn chế (do tỷ trọng chi con người lớn, khoảng 50-55% tổng chi thường xuyên NSNN); bên cạnh đó, một số lĩnh vực phải đảm bảo tỷ lệ chi theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, theo các Luật chuyên ngành (ví dụ: chi cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường...), nên áp lực gia tăng đối với cân đối NSNN, nhất là NSTƯ.
Về vấn đề huy động nguồn lực cho cân đối NSNN, ông Nguyễn Minh Tân cho biết, Nghị quyết số 23/2021/QH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm phê duyệt tổng mức vay cả giai đoạn khoảng 3,068 triệu tỷ đồng. Mức huy động này đã gấp 1,7 lần quy mô huy động giai đoạn 2016-2020. “Trường hợp bội chi ngân sách tăng (do thu bị tác động tiêu cực, trong khi nhu cầu chi tăng) và triển khai Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội thì yêu cầu huy động tăng tương ứng, theo đó cần phải chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động và có các giải pháp phù hợp để phát triển thị trường vốn, đồng thời cũng phải tính toán kỹ lưỡng các phương án huy động để đảm bảo an toàn an ninh nợ công, nền tài chính quốc gia”, ông Nguyễn Minh Tân nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, TS. Hà Huy Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nhấn mạnh, cần định hướng chính sách tài khóa tích cực. Ông đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp cơ cấu lại chi theo hướng tăng chi cho lĩnh ưu tiên như: phòng, chống dịch bệnh, vận tải và du lịch; tăng cường giải ngân đầu tư công vào hạ tầng cơ sở có tính lan tỏa cao, giảm xây dựng văn phòng, trụ sở cơ quan (gắn với hiệu quả); phát triển hình thức PPP; điều chỉnh tỷ trọng, định mứ chi cho phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, cân đối ngân sách theo hướng xem xét nâng tỷ lệ bội chi hợp lý và sử dụng vốn vay hiệu quả và ưu tiên vay trong nước.
Nhận định về thách thức với chính sách tài khóa cho 2022, theo chuyên gia tài chính, PGS.TS Vũ Sĩ Cường, rủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu đến tăng trưởng làm giảm nguồn thu NSNN và tăng chi NSNN. Định hướng chính sách tài khóa cho năm 2021 và trung hạn. Dự toán thu và chi NSNN cần tiếp tục duy trì sự thận trọng và theo nguyên tắc lường thu mà chi, cần có giải pháp chính sách để theo dõi và đánh giá về công tác lập dự toán và chấp hành ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp.
Việc lập dự toán ngân sách thận trọng là rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp song cần tránh quá cứng nhắc trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố bất định. Dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện dự toán chi tiêu từ NSNN vẫn luôn có nhiều thách thức nhất là với chi đầu tư. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động, quyết liệt và tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu từ NSNN, phối hợp các bộ, ngành và địa phương trong lập và chấp hành dự toán chi đầu tư.
“Xem xét điều chỉnh tỷ lệ bội chi cao hơn cho năm 2022 và tận dụng cơ hội lãi suất thấp để vay và tái cơ cấu lại nợ công. Chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn là để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội. Trong trung hạn từ 2022-2025 khi kinh tế trong nước và quốc tế hồi phục, lãi suất huy động có thể tăng trở lại khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phục hồi sau dịch bệnh” - PGS.TS Vũ Sĩ Cường kiến nghị.
Tổng số tiền thuế và thu NSNN đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành thực hiện năm 2020 đạt khoảng 129 nghìn tỷ đồng. Năm 2021 dự kiến các khoản hỗ trợ từ thu NSNN để hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh có quy mô dự kiến khoảng 140 nghìn tỷ đồng. Đến ngày 31/10/2021, số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn, giảm, gia hạn đạt khoảng 96,9 nghìn tỷ đồng và 16,26 nghìn tỷ đồng. Đến ngày 10/11/2021, tổng số NSTƯ đã quyết định chi là 35,47 nghìn tỷ đồng và đến hết tháng 10/2021, các địa phương đã sử dụng các nguồn lực của mình khoảng 45,09 nghìn tỷ đồng để chi cho công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động...
|
Tin liên quan
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
07:45 | 06/09/2024 Tài chính
Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
09:53 | 27/08/2024 Kinh tế
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform