Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
TS. Lê Duy Bình |
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của chính sách tài chính nói chung đối với sự phát triển kinh tế đất nước?
TS. Lê Duy Bình: Trong những năm vừa qua, chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phục hồi tăng trưởng và đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững. Vai trò này được thực hiện thông qua chính sách động viên NSNN, phân bổ, sử dụng nguồn lực ngân sách, xây dựng thể chế, chính sách phát triển thị trường tài chính nhằm huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đồng thời, điều này được thể hiện qua các chính sách nhằm hoàn thiện thể chế về DNNN, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình DN và các tổ chức sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, khi đất nước chịu tác động to lớn của đại dịch Covid-19 và tiếp đó là sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, chính sách tài khoá đã thể hiện vai trò quan trọng nhằm củng cố nền tảng tài chính công an toàn và vững mạnh, tạo nền tảng quan trọng cho việc thực hiện chính sách tài chính mở rộng, linh hoạt và tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Trong 5 năm qua, những giải pháp tài chính mở rộng được thực hiện một cách thận trọng đã tạo ra sự hỗ trợ to lớn cho người dân, DN nói riêng và cho sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp một cách trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Một mặt, ngân sách đã phải hy sinh nhiều hơn để hỗ trợ cho DN, cho nền kinh tế bằng nhiều cách như giảm thuế, phí tạo ra hỗ trợ rất lớn về thanh khoản cho DN, kích thích tiêu dùng và sản xuất trong nước, mặt khác, nguồn NSNN đã được sử dụng nhiều hơn để hỗ trợ hoạt động chi tiêu Chính phủ. Đặc biệt, đầu tư công đã tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Đây là nỗ lực lớn của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính để đưa nguồn vốn đầu tư phát triển ở mức độ cao hơn vào nền kinh tế nhằm hỗ trợ đồng thời dẫn dắt các nguồn đầu tư khác của nền kinh tế.
Tại nhiều quốc gia, chi tiêu Chính phủ và đầu tư công là nguồn vốn mồi kích thích mạnh mẽ cho đầu tư tư nhân. Tại Việt Nam, đầu tư công đã đóng góp cho việc mở rộng đầu tư tư nhân, nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn có thể làm tốt hơn rất nhiều để một đồng vốn đầu tư công kéo theo nhiều hơn nữa những đồng vốn từ khu vực tư nhân.
Đồng thời cũng cần lưu ý rằng bên cạnh đầu tư công, cần phải huy động nguồn vốn đầu tư từ chính cộng đồng DN, đặc biệt là nguồn vốn tự có, nguồn vốn các DN huy động thông qua thị trường tiền tệ, thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán và trái phiếu DN. Sự phối hợp giữa nguồn vốn đầu tư công với các chính sách và các cải cách khác nhằm kích thích DN bỏ vốn đầu tư, tăng vốn tự có, huy động nguồn vốn của thị trường tiền tệ, nguồn vốn của thị trường vốn là rất quan trọng để hài hòa, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế.
Có ý kiến cho rằng đã đến lúc chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường thay cho chính sách tài khoá mở rộng đã được duy trì trong 5 năm qua, ông nghĩ sao về điều này?
TS. Lê Duy Bình: Tôi cho rằng định hướng này là hợp lý xét trên bối cảnh thực trạng của nền kinh tế hiện nay. Với sự phục hồi trở lại của nền kinh tế, đặc biệt thông qua các số liệu tích cực về tăng trưởng, kết quả hoạt động của DN trong gần 8 tháng đầu năm 2024, các chương trình hỗ trợ trên diện rộng nên được cân nhắc cho dừng lại hoặc thu hẹp về quy mô hay giảm về cường độ.
Các chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả và phù hợp khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng khi nền kinh tế đã từng bước quay trở lại nhịp độ bình thường, việc tiếp tục tư duy hỗ trợ trên diện rộng kéo dài sẽ không phù hợp với nguyên tắc của thị trường. Giảm hay thu hẹp quy mô, cường độ của các chương trình hỗ trợ sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ cho nền kinh tế và cho DN về yêu cầu phải quay trở lại với những nguyên tắc của thị trường, giảm tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, về mặt quản lý chính sách công, cần phải thấy rằng không thể trông chờ mãi vào nguồn NSNN để đảm bảo nguồn lực đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế và để hỗ trợ cho DN.
Trong những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ rất lớn bởi nguồn lực từ NSNN. Điều đó cần thiết để giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khủng hoảng, phục hồi và tăng trưởng trở lại. Nhưng nếu điều này cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến các nguyên tắc lành mạnh, tính bền vững của NSNN, cũng như kỷ luật về ngân sách. Việc giảm bớt, thu hẹp hay giảm cường độ của các chương trình hỗ trợ tài khoá sẽ buộc nền kinh tế quay trở lại các kỷ luật cũng như cơ chế vận hành bình thường của thị trường, đóng góp cho ổn định các cân đối vĩ mô liên quan tới NSNN, đồng thời đảm bảo tính phù hợp với thông lệ quốc tế về chính sách tài khoá và giảm các nguy cơ cho các DN xét từ góc độ rủi ro bị kiện về chống bán phá giá.
Do vậy định hướng cân nhắc lại chính sách tài khoá mở rộng, quay lại chính sách tài khoá bình thường là phù hợp. Nhưng để làm được điều đó phải chuẩn bị những điều kiện khác, phát huy những nguồn lực khác của nền kinh tế một cách đồng bộ.
Sự chuẩn bị đó cụ thể là gì, thưa ông?
TS. Lê Duy Bình: Khi giảm bớt chi tiêu từ khu vực Chính phủ thì cần có các biện pháp phát huy nguồn lực từ các khu vực khác để bù đắp vào, thậm chí làm tăng rộng hơn so với khoảng trống do sự thu hẹp chi tiêu đó để lại.
Nguồn lực đó trong bối cảnh hiện nay được trông chờ đến từ đầu tư tư nhân, gồm đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI. Như vậy, các nỗ lực để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, củng cố niềm tin, phát huy tinh thần khởi nghiệp, tạo sự hứng khởi của các nhà đầu tư là điều hết sức quan trọng.
Nguồn lực đó sẽ phải đến từ nguồn vốn tự có được các nhà đầu tư tiếp tục đẩy mạnh đưa vào nền kinh tế, và được hỗ trợ đắc lực bởi nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, từ thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu DN. Các chính sách tiền tệ, chính sách về thị trường vốn, bảo hiểm, các cơ chế đặc thù, vượt trội mới để phát huy nguồn lực khác từ nền kinh tế cần được triển khai linh hoạt để phát huy hiệu quả và chia lửa cho chính sách tài khoá trong giai đoạn tới.
Đồng thời, việc giảm bớt hay thu hẹp quy mô các chương trình hỗ trợ có tính chất tài khoá cho DN hay nền kinh tế sẽ được thực hiện cùng với các chương trình hỗ trợ có hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm hình thành các ngành kinh tế mới có tính quyết định đối với định hình tương lai của nền kinh tế, và cho các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các ngành như bán dẫn, công nghệ cao, năng lượng xanh, sạch. Phối hợp với các chính sách khác, chính sách tài khoá sẽ được xây dựng để góp phần hình thành một lực lượng doanh nghiệp mạnh, năng động, vừa là lực lượng chính, vừa đóng vai trò trụ cột và vừa là động lực chính cho quá trình dịch chuyển từ trạng thái thu nhập thấp lên thu nhập trung bình và từ thu nhập trung bình lên thu nhập cao, với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
09:53 | 27/08/2024 Kinh tế
Chính sách hỗ trợ phải xuất phát từ doanh nghiệp
07:20 | 02/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform