APEC hướng tới kinh tế “mở - kết nối - cân bằng”
Đây là năm đầu tiên APEC triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa - được thông qua năm ngoái khi New Zealand chủ trì nhóm - nhằm thực hiện Tầm nhìn Putrajaya về một “Cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình vào năm 2040 vì sự thịnh vượng của tất cả mọi người và các thế hệ tương lai”. Chính vì vậy, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đánh dấu sự bình thường trở lại sau những mất mát, gián đoạn vì đại dịch Covid-19 suốt gần 3 năm qua mà còn là dịp để các thành viên tái kết nối với nhau, cùng hợp tác phục hồi kinh tế hậu Covid-19, tăng cường liên kết kinh tế và kết nối khu vực, cũng như thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm.
Trong hai thập niên qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt tốc độ phát triển nhanh chóng và sự thịnh vượng ngày càng tăng. Tuy vậy, thách thức đặt ra hiện nay là làm sao đảm bảo tất cả các nền kinh tế APEC đều có tốc độ tăng trưởng dương như nhau. Có thể thấy sau nhiều thập niên dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày nay là một khối kinh tế lớn song có sự phân hóa kinh tế xã hội rõ rệt giữa các thành viên giàu nhất và nghèo nhất. Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC phải thừa nhận rằng bất bình đẳng ngày càng tăng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực. Do đó, vấn đề là mỗi nền kinh tế phải đặt ra một mốc thời gian và mục tiêu để thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất, phù hợp với các cam kết đối với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc (LHQ).
Với tư cách Chủ tịch APEC 2022, Thái Lan đã xây dựng chương trình nghị sự với chủ đề “Mở - Kết nối - Cân bằng” cho mục tiêu nói trên. "Mở" ở đây là mở cửa cho tất cả các cơ hội. Ưu tiên này tập trung vào việc tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và thương mại, tài chính, cũng như bắt đầu đối thoại mới về việc hiện thực hóa Khu vực Tự do thương mại châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) thông qua lăng kính hậu Covid-19 để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực APEC, bao gồm các vấn đề thương mại mới nổi như thương mại điện tử và kinh tế số, đồng thời tăng cường xây dựng năng lực cho tất cả các nền kinh tế. "Kết nối" là tái kết nối khu vực. Hai năm sau đại dịch, kết nối bị gián đoạn vẫn là một trong những vấn đề cấp bách chưa được giải quyết thấu đáo. Để phục hồi tăng trưởng, Hội nghị APEC 2022 sẽ tập trung vào việc khôi phục kết nối bằng cách nối lại du lịch xuyên biên giới an toàn và liền mạch, phục hồi sức mạnh du lịch và lĩnh vực dịch vụ, tạo thuận lợi cho sự di chuyển của doanh nghiệp cũng như tăng cường đầu tư vào an ninh y tế, đồng thời sử dụng công nghệ số để tăng tốc kết nối trong khu vực. Ưu tiên cuối cùng là "Cân bằng", tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững bằng cách khám phá các mô hình và thực tiễn kinh tế ưu tiên giải quyết biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường nghiêm trọng khác của khu vực, song song với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và có khả năng phục hồi, đồng thời đảm bảo sự tham gia và mang lại của toàn xã hội lợi ích công bằng cho tất cả mọi người.
Thái Lan đã áp dụng mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG) như một phần trong quá trình phục hồi quốc gia sau đại dịch. Chủ nhà của APEC 2022 tin tưởng rằng mô hình này có thể là giải pháp phù hợp để các nền kinh tế thành viên APEC khác tham khảo trong quá trình hành động để đạt được một nền kinh tế hậu Covid-19 cân bằng và bền vững hơn.
Tin liên quan
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu gần 100 nghìn ô tô
14:59 | 26/08/2024 Xe - Công nghệ
Con gái ông Thaksin Shinawatra trở thành Thủ tướng Thái Lan trẻ nhất lịch sử
16:13 | 16/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Chính phủ Nhật Bản đánh giá tích cực hơn về tăng trưởng kinh tế
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Trung Quốc thảo luận tổ chức vòng tiếp xúc mới giữa các nguyên thủ
08:15 | 29/08/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics