Bão lũ đi qua
“Miền Trung /Bao giờ em về thăm /Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt /Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ/Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ/Không ai gieo mọc trắng mặt người”.
Những câu thơ về miền Trung của nhà thơ Hoàng Trần Cương, có gì đó là sự day dứt khôn nguôi của những người con miền Trung khi nhớ về quê hương mình, về dải đất đòn gánh hai đầu, có thứ “đặc sản” gió Lào và bão lũ dồn dập.
Nhưng trong thời điểm này, không chỉ những người con miền Trung đau đáu nhìn về quê nhà mà người dân cả nước đang cùng dõi theo, cảm thông, chia sẻ người dân dọc các tỉnh dọc miền Trung đang gồng mình khắc phục thiệt hại to lớn do bão lũ gây ra.
Bão chồng bão. Sau bão là lũ. Lũ chồng lũ.
Mới đây thôi, giữa tháng 9, cơn bão số 10 (có tên quốc tế là Doksuri), với sức gió 12-13, sau 6 tiếng quần thảo các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, đã để lại hậu quả rất nặng nề, làm 8 người chết, gần 200.000 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng, đổ sập, thiệt hại về tài sản hơn 11.000 tỷ đồng.
Sau cơn bão số 10 chưa đầy 2 tháng, miền Trung lại oằn mình gánh cơn bão khác. Cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) còn kinh khủng hơn nhiều về sức tàn phá.
Tính đến 17 giờ ngày 8/11, bão số 12 và mưa lũ đã làm 106 người chết, 26 người mất tích; 1.484 nhà sập đổ; 119.222 nhà tốc mái, hư hỏng; 7.990 ha lúa bị ngập; 14.559 ha rau, hoa màu bị ngập, thiệt hại; 24.942 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại; giao thông bị chia cắt…
Chắc chắn những con số thống kê thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra sẽ chưa dừng lại ở đó.
Rõ ràng, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, thời tiết ngày càng cực đoan, khó lường. Dù chúng ta đã tích cực phòng chống nhưng không ngăn cản được sức tàn phá kinh khủng của thiên tai.
Bão lũ đi qua, điều gì là bài học kinh nghiệm được rút ra để có thể phòng chống tốt hơn?
Có lẽ, tâm lý chủ quan, như lời của một người dân Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, rằng “30 năm qua chưa thấy cơn bão nào vào Khánh Hòa”, dẫn đến thiếu sự chủ động phòng tránh từ người dân, là lý do chính dẫn đến thiệt hại lớn về người. Hay việc các tàu hàng nằm ở ngoài phao số 0 ở vùng biển Bình Định khi bão đến khiến tàu đắm, người chết, mất tích, là câu hỏi day dứt cần sớm được trả lời.
Sau bão, mưa lũ lại là một hiểm họa nữa khiến thiệt hại nhân lên nhiều lần.
Ở đây, không thể không nói đến công tác dự báo, dù rằng dự báo cũng chỉ là… dự báo mà thôi, nhưng thông tin dự báo nếu chính xác hơn, sát hơn với diễn biến của bão, lũ sẽ giảm thiểu được rất nhiều thiệt hại. Chính Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV tuần rồi đã thừa nhận, thiệt hại mưa lũ vừa qua do dự báo “chưa chủ động, chưa chính xác”.
Thiệt hại do bão lũ không thể không nói tới “nhân tai”, khi diện tích rừng tự nhiên ngày càng ít đi. Nếu như trước đây rừng còn đủ các tầng thực vật giúp giữ nước thì nay không còn nữa. Khi mưa lớn lập tức mang lại mối hiểm nguy với lũ ống, lũ quét. Mưa lớn dồn nước về các hồ thủy điện, về lý thuyết các hồ có chức năng cắt lũ, nhưng khi lượng mưa quá lớn, nước về hồ quá nhanh, buộc phải xả lũ để giữ an toàn hồ đập, khiến sức nước nhanh hơn, mạnh hơn, gây thiệt hại ở vùng hạ du.
Rất cần có một kế hoạch tổng thể cho những vùng hay phải gánh chịu bão lũ như tìm kiếm các mô hình xây nhà kiên cố có phương án tránh bão lũ; các chính sách bảo hiểm nông nghiệp thiết thực để hỗ trợ nhà nông khi lâm cảnh trắng tay; chính sách giãn nợ cho các hộ nông dân đang vay vốn ngân hàng...
Bão lũ đi qua, người dân cả nước lại nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, với những đợt quyên góp về vật chất nhằm sẻ chia khó khăn cho đồng bào chịu thiệt hại về thiên tai. Những chuyến xe mang theo cả tấm lòng của người dân cả nước lại lăn bánh nặng trĩu hàng cứu trợ. Điều này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, nhìn lại thời gian qua, bao nhiêu đợt bão lũ xảy ra gây thiệt hại lớn là bấy nhiêu đợt chúng ta tổ chức quyên góp, ủng hộ. Đã đến lúc cần phải lập quỹ có tính chất hỗ trợ người dân gặp thiên tai, quỹ này được quyên góp quanh năm. Từ số tiền này biến thành những nhu yếu phẩm tối cần thiết cho bà con chịu thiệt hại, tránh trường hợp “no dồn đói góp”, có thể dư hàng hóa cứu trợ ở vùng này mà sót vùng khác.
Bão lũ đi qua, cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Vấn đề trọng nhất lúc này là dồn lực khắc phục hậu quả để ổn định đời sống, phòng tránh dịch bệnh và để trẻ em sớm được cắp sách đến trường.
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt gần 73% chỉ tiêu năm
"Soi" giá tính thuế , Hải quan TP Hồ Chí Minh tăng thu gần 100 tỷ đồng
Trạm sạc sẽ phủ khắp mọi ngõ ngách nhờ lời giải phi thường của V-GREEN
Thêm 4 khách hàng trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform