Bắt tay đưa sản phẩm OCOP ra thị trường thế giới
Nâng hạng sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu Mở cửa thị trường cho hàng nghìn sản phẩm OCOP |
Mật dừa nước là một trong những sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của TPHCM. Ảnh: TL |
Tăng “sức mạnh mềm”
Những năm qua, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của từng địa phương. Chương trình còn hình thành phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ nhất là hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã hình thành nhiều vùng nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm…
Với việc đi lên từ chính các làng quê nên các sản phẩm OCOP có thể có quy mô không lớn, nhưng lại rất độc đáo và thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra nó. Đây cũng được xem là then chốt để sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, sản phẩm OCOP phải khai thác tiếp cận thị trường theo một cách khác, đó là dựa vào chính sự đặc sắc có tính bản địa của sản phẩm. Câu chuyện sản phẩm được đánh giá chính là “sức mạnh mềm” giúp nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá cho sản phẩm OCOP khi có thể chạm đến cảm xúc và trái tim của khách hàng, thay đổi hành vi của khách hàng, trở thành một phần lý do của việc mua hàng.
Tuy nhiên, thời gian qua việc khai thác câu chuyện của các sản phẩm OCOP chưa được quan tâm, dẫn tới hiệu quả truyền thông, quảng bá còn hạn chế. Bà Võ Phương Thủy, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp lý giải, đa phần các DN OCOP có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nên việc phải đảm nhiệm mọi việc từ lên ý tưởng sản phẩm, thiết kế bao bì, marketing… gặp rất nhiều khó khăn, nên hiệu quả mang lại cũng hạn chế.
Để thay đổi thực tế này, Sở Công Thương TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM và Công ty TNHH Tiki (sàn thương mại điện tử Tiki) vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác nhằm xây dựng chương trình “1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP” với mong muốn kể được câu chuyện văn hóa của mỗi cộng đồng đằng sau từng sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng.
Chia sẻ về chương trình này, ông Nguyễn Quách Nhi, Giám đốc Kinh doanh ngành hàng thực phẩm tiêu dùng – Công ty TNHH Tiki cho biết, hiện tại đã có khá nhiều sản phẩm OCOP được bán trên sàn Tiki, nhưng khả năng bán hàng thấp hơn so với các sản phẩm khác. Chỉ riêng với sản phẩm nước mắm Tĩn (đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4), sau khi Tiki hợp tác xây dựng một video clip kể về câu chuyện của sản phẩm, doanh số của nước mắm Tĩn trên Tiki đã tăng rất nhanh, đạt hàng tỷ đồng/năm.
Theo đó, bên cạnh việc hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, thời gian tới Tiki sẽ phối hợp với Sở Công Thương TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chọn những sản phẩm tiêu biểu nhất của mỗi tỉnh để đầu tư, xây dựng video giới thiệu về sản phẩm, cộng đồng, truyền tải câu chuyện độc đáo. Tiki sẽ hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu thị trường, tư vấn lựa chọn sản phẩm tiêu biểu; đồng hành cùng địa phương và HTX, DN xây dựng nội dung, kịch bản, thông điệp; kết nối đến các đơn vị sản xuất video chất lượng, hỗ trợ tối ưu chi phí sản xuất, hậu kỳ và đồng hành trong quá trình sản xuất video và quảng bá trên các kênh của Tiki.
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM kỳ vọng chương trình sẽ giúp các đặc sản địa phương đi xa khỏi các khu chợ làng quê, thậm chí vươn ra thế giới như trường hợp của sản phẩm mắm cà pháo, rau má… đã xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới.
Đẩy mạnh xuất khẩu tổ yến
Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ (TPHCM) cho biết, trong 12 sản phẩm OCOP 4 sao của Cần Giờ, yến sào là sản phẩm có tiềm năng lớn nhất, phù hợp để thí điểm xây dựng thương hiệu nông đặc sản của TPHCM trong giai đoạn hiện nay. Hiện sản lượng thu hoạch tổ yến của Cần Giờ lên tới 14 tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian qua, tổ yến thu hoạch trên địa bàn huyện chủ yếu tiêu thụ trong nước.
Ở góc độ DN, ông Nguyễn Quách Nhi cho biết, tổ yến Việt Nam đang được các thị trường lớn đánh giá là có chất lượng tốt nhất và được định giá cao hơn sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác. Đây là một trong những cơ sở để TPHCM chọn tổ yến làm sản phẩm thí điểm trong chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Cần Giờ do Sở Công Thương TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, UBND huyện Cần Giờ và Tiki hợp tác triển khai.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cũng cho biết, yến sào Cần Giờ mặc dù chưa được xây dựng thương hiệu nhưng được đánh giá có chất lượng vượt trội, hiện đã có nhiều nhà sản xuất yến sào lớn đăng ký mã vùng sản xuất tại Cần Giờ. Bên cạnh đó, với khu dự trữ sinh quyền Cần Giờ (rừng sác) rộng hơn 75.000 ha, Cần Giờ hội đủ điều kiện tự nhiên để phát triển vùng nguyên liệu nuôi yến chất lượng cao, bền vững và quy mô lớn.
Sản phẩm yến sào được định vị thương hiệu ở phân khúc cao cấp, mang lại giá trị kinh tế lớn. Việc xây dựng thành công hệ sinh thái nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu yến sào Cần Giờ sẽ đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế TPHCM; đồng thời giúp người dân Cần Giờ nói riêng, TPHCM nói chung có điều kiện nâng cao đời sống và làm giàu.
Để phát triển chuỗi giá trị yến sào Cần Giờ, theo ông Phương, việc xây dựng quy trình sản xuất khép kín, kiểm soát chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn hóa chất lượng… là hết sức cần thiết và tương đối thuận lợi trong điều kiện hiện nay. Đây cũng là cơ sở bền vững để xây dựng và phát triển thương hiệu yến sào Cần Giờ trở thành thương hiệu lớn của TPHCM và Việt Nam, tương tự nhân sâm Hàn Quốc, mật ong Manuka New Zealand…
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8
16:31 | 07/09/2024 Hải quan
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Thủy sản nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa kiểm dịch thế nào?
10:05 | 05/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Định vị cảng biển Quảng Ninh trên bản đồ hàng hải quốc tế
20:34 | 04/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics