Bệnh viện tự chủ tài chính: Những vấn đề phát sinh. Bài 1: Tuyến trên “dễ thở”, tuyến dưới “nhọc nhằn”
Đột phá trong ứng dụng kỹ thuật cao tại các bệnh viện | |
Bộ trưởng Y tế: Phấn đấu xây dựng các bệnh viện “3 không” | |
Giảm tải nhờ bệnh viện vệ tinh | |
Thực hiện bệnh án điện tử: Đang nửa vời... |
Các bệnh viện trên thế giới hiện nay “sống” nhờ vào các nguồn thu khác như nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, nhưng ở nước ta “sống” chủ yếu nhờ vào nguồn thu từ bệnh nhân. |
Các bệnh viện tuyến Trung ương với lợi thế về cơ sở vật chất, trình độ nhân lực khi thực hiện TCTC sẽ có thêm động lực để thu hút bệnh nhân. Ngược lại, với các cơ sở y tế tuyến dưới gặp khó khăn chồng chất.
“Người ăn không hết, kẻ lần không ra”
Cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã từng bước phát huy tính năng động của một số bệnh viện; khuyến khích và tạo điều kiện cho các bệnh viện trong việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phát triển các hoạt động sự nghiệp; tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến hiện đại, đồng thời tăng nguồn thu cho bệnh viện.
Tính đến hết năm 2018, 100% đơn vị sự nghiệp y tế trong cả nước đã được phân loại, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo các nhóm quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó, 7,6% tự đảm bảo chi thường xuyên (160 đơn vị), 65% tự chủ một phần chi hoạt động thường xuyên (1.364 đơn vị), còn lại do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên. |
Cảm nhận chung của phóng viên khi đi khảo sát một số bệnh viện thực hiện TCTC để thực hiện loạt bài đó là sự “thay da đổi thịt” với cơ sở vật chất rất khang trang, trang thiết bị hiện đại. Như tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương- cơ sở đầu tiên thực hiện TCTC từ năm 2006, hiệu quả của quá trình TCTC đặc biệt nổi bật. Thực hiện TCTC bệnh viện đã thực hiện vay vốn ngân hàng để xây dựng cơ sở mới tại Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội khang trang, sạch đẹp, đưa vào hoạt động từ năm 2012. Chính từ suy nghĩ “dám nghĩ dám làm” đó mà hiệu quả đạt được rất lớn. Từ chỗ bệnh viện chỉ có 30 giường bệnh với 4 dãy nhà cấp 4, đến nay bệnh viện có tổng số giường bệnh nội trú là 1.079 với hơn 900 thầy thuốc, nhân viên y tế, người lao động làm việc tại 42 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng.
Một cơ sở y tế tuyến trung ương cũng đang làm khá tốt việc TCTC đó là Bệnh viện Mắt Trung ương. Theo lãnh đạo bệnh viện, từ khi thực hiện TCTC, bệnh viện đã nâng được quy mô giường bệnh lên 450 giường (trước đó, cơ sở chỉ có khoảng 300 giường bệnh), đồng thời ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Mỗi năm Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận trung bình trên 400.000 nghìn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh mắt, tiến hành phẫu thuật hàng chục nghìn ca, mang lại ánh sáng, niềm vui cho người bệnh... Hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học, từ điều tra cơ bản đến những công trình nghiên cứu ứng dụng, đã được thực hiên và có giá trị ứng dụng vào thực tế.
Đánh giá kết quả chung khi thực hiện TCTC tại các bệnh viện công, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, các bệnh viện khi TCTC đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển chuyên môn kỹ thuật cao như ghép tạng, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi, tim mạch, chẩn đoán và điều trị ung thư sớm... Ngân sách năm 2018 cấp cho các bệnh viện giảm khoảng 9.000 tỷ đồng so với ba năm trước.
Trái ngược với những bệnh viện tuyến trên đang trên đà phát triển nhờ TCTC, nhiều bệnh viện tuyến huyện đã khó lại càng khó hơn khi thực hiện TCTC. Theo tìm hiểu phóng viên được biết, vướng mắc chủ yếu của các bệnh viện tuyến dưới khi thực hiện TCTC đó là họ mới chỉ được tự chủ về tài chính còn việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao thì không được chủ động, trong khi đó, chất lượng y, bác sỹ là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển.
Theo ông Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi thực hiện TCTC nếu các bệnh viện muốn tăng nguồn thu mà lại hướng đến tăng thu từ tiền túi của bệnh nhân là điều chưa hợp lý, không phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Sở dĩ như vậy là do, các bệnh viện trên thế giới hiện nay “sống” nhờ vào các nguồn thu khác như nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực; tiền tài trợ, đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn; nguồn thu từ bệnh nhân chỉ là một phần. |
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Chung, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê, tỉnh Hà Giang chia sẻ, khi được giao TCTC, khó khăn lớn nhất của bệnh viện để cạnh tranh là thiếu trang thiết bị, chưa nói tới những kỹ thuật cao mà chỉ riêng những máy móc cơ bản như máy siêu âm, lồng ấp sơ sinh, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ phục hồi chức năng đều chưa có. Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng rất quan trọng trong việc TCTC ở các cơ sở y tế. “Y tế tuyến huyện thường không có nhiều bệnh nhân, đa phần người bệnh đến đây khám chữa bệnh bằng BHYT, không có khám dịch vụ. Như vậy, nguồn thu của bệnh viện không có nên lương để trả cho bác sỹ sẽ không cao và rất khó để giữ chân người giỏi. Chưa kể có tình trạng cán bộ được bệnh viện cử đi học rồi về chuyển nơi khác, nhiều người bỏ cả biên chế để tìm cơ hội tốt hơn”, bác sỹ Nguyễn Ngọc Chung nói.
Không chỉ y tế vùng cao mà ngay tại Hà Nội, một số tuyến huyện khi thực hiện TCTC cũng gặp phải nhiều khó khăn. Bác sỹ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ, từ năm 2017 trở về trước, nguồn kinh phí bệnh viện được thành phố cấp khoảng 30 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, từ tháng 1/2018, khi bệnh viện được trao quyền tự chủ, nguồn kinh phí này không còn, việc vận hành, chi trả lương cho cán bộ, nhân viên gặp nhiều khó khăn.
Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, từ năm 2018, nguồn ngân sách cũng bị cắt giảm hơn 40 tỷ đồng/năm, gây khó khăn lớn cho việc cân đối thu- chi. Ông Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, hiện giá viện phí mới chỉ được tính 4/7 yếu tố; 3 yếu tố khấu hao tài sản cơ sở hạ tầng; khấu hao trang thiết bị; chi phí đào tạo và nghiên cứu khoa học vẫn chưa được cấu thành vào giá viện phí. “Thêm vào đó, tình trạng bệnh nhân vượt tuyến cùng với việc thông tuyến BHYT đối với tuyến huyện và tới đây là tuyến tỉnh, khiến các bệnh viện càng khó giữ được bệnh nhân”, ông Tiến nói.
Tự chủ “nửa vời”
Khi thực hiện TCTC tại các bệnh viện, dù ở tuyến Trung ương hay tuyến cơ sở đều đang đối diện với các khó khăn cố hữu, đó là vướng mắc về quy trình và thời gian phê duyệt các hoạt động mua sắm chậm trễ, kéo dài; giá viện phí chưa hợp lý; mâu thuẫn thanh toán BHYT giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và bệnh viện. Bên cạnh đó, do không được thực hiện tự chủ nhân sự nên lãnh đạo của các bệnh viện TCTC vẫn phải xin sở y tế phê duyệt đề án nhân sự.
Một khó khăn nữa mà các cơ sở đang đối mặt đó là cơ chế tự chủ chưa được triển khai toàn diện khi cơ sở không được tự chủ trong tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, mua sắm thiết bị. Theo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, việc mua sắm vật tư tiêu hao, trang thiết bị, thuốc… đều qua đấu thầu tập trung, bệnh viện không được chủ động mua sắm, trong khi thủ tục thanh quyết toán rất phức tạp. “Chỉ cần chậm trễ, quá thời gian quy định trong hợp đồng, các công ty cung ứng sẽ cắt đơn hàng, ảnh hưởng nhiều đến việc khám, chữa bệnh”, ông Tiến nói.
Để khắc phục những hạn chế cố hữu khi thực hiện TCTC, theo ông Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế cần phải rành mạch giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người dân, giá dịch vụ phải phù hợp với khả năng chi trả của người dân, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn về thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp y tế công lập cần sớm được sửa đổi theo hướng phát huy quyền tự chủ toàn diện. Đồng thời, kiện toàn quy trình, thủ tục giám định, thanh quyết toán BHYT để giảm thiểu thời gian, công sức, đổi mới cơ chế sử dụng BHYT theo hướng chi thêm cho quản lý sức khỏe, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật để giảm chi phí khám chữa bệnh.
Cũng theo ông Hiếu, để đảm bảo cho các bệnh viện thực hiện tự chủ hiệu quả cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt đối với các bệnh viện tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Cần trao quyền cho bệnh viện công tác nhân sự, tăng mức phân cấp đối với các dự án đầu tư, mua sắm để đáp ứng nhu cầu, đảm bảo thời gian cũng như quyết định đầu tư có hiệu quả hơn để người bệnh được hưởng lợi. Song song đó, phải xây dựng các quy trình, quy chế để kiểm soát, giám sát việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Bài 2: Cần cơ chế kiểm soát lạm dụng xét nghiệm, chụp chiếu
Tin liên quan
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Sửa luật nhằm khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản công
21:50 | 29/08/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong dịch vụ thu hộ chi phí khám chữa bệnh
14:59 | 10/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform