Sửa luật nhằm khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản công
Quang cảnh hội nghị. |
Tại Hội nghị lấy ý kiến sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức ngày 29/8, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, sau hơn 6 năm đi vào thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, sử dụng tài sản công, góp phần thực hiện mục tiêu quản lý, sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả, hiện nay một số quy định tại Luật đã bộc lộ những điểm không còn phù hợp, đặt ra yêu cầu cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với yêu cầu quản lý và khắc phục các vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung tập trung những vấn đề có tính chất cấp bách nhất, tác động tức thì tới thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
“Quan điểm sửa đổi, bổ sung lần này là tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng tính chủ động, tự chịu trách cho các đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ Tài chính chủ yếu xử lý các vấn đề liên bộ. Cùng với đó, gắn phân cấp phân quyền với tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng”, lãnh đạo Cục Quản lý công sản cho biết.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Luật phải đảm bảo kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thời gian qua, đặc biệt là tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng TSC, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; bảo đảm khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ tài sản công cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Hội nghị, vấn đề phân cấp phân quyền nhận được nhiều ý kiến góp ý của đại biểu. Theo đại diện Thanh tra Chính phủ, việc sửa đổi theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở đảm bảo phù hợp và đồng bộ với các luật khác nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công của các bộ, ngành trong thời gian qua.
Nhấn mạnh việc tại một số địa phương đã phân cấp rất mạnh, nên công tác mua sắm tài sản công gần như không gặp khó khăn, đại diện Thanh tra Chính phủ cũng lưu ý, một số địa phương do lo ngại trách nhiệm, nên việc mua sắm tài sản công chỉ phân cấp cho UBND tỉnh. Do đó, cần luật hoá vấn đề phân cấp phân quyền, nếu khôngcác địa phương sẽ không phân cấp, phân quyền được một cách triệt để.
Trong khi đó, đại diện Bộ Y tế cho biết, nếu coi thuốc và vật tư tiêu hao là tài sản công, thì mọi quy trình mua sắm, quản lý và sử dụng phải thực hiện đầy đủ theo các quy định của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, điều này gây nhiều khó khăn cho các bệnh viện và cơ sở y tế do tính chất “nhỏ nhặt” của tài sản công. Theo đó, đại diện Bộ Y tế kiến nghị nên bỏ thuốc và vật tư tiêu hao ra khỏi danh mục tài sản công. Trong trường hợp vẫn đưa vào danh mục tài sản công, thì cần phải có điều chỉnh riêng, cụ thể.
Bên cạnh vấn đề phân cấp, phân quyền, hội nghị cũng ghi nhận các ý kiến liên quan đến vấn đề xác lập quyền sở hữu toàn dân. Cho biết lĩnh vực y tế và giáo dục thường xuyên được nhận tài trợ cả trong và ngoài nước, đại diện Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề: khi nhận tài trợ thì các trang thiết bị bao gồm máy tính, máy in… có phải xác lập quyền sở hữu toàn dân không, đồng thời đề nghị dự thảo cần làm rõ nội dung này.
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, đối với tài sản công phục vụ phòng chống dịch, hiện có rất nhiều trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch nhưng không đủ hồ sơ xác lập là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân. Bộ Y tế cũng đã đề nghị các cơ sở y tế lập danh sách phân loại, những tài sản công thiếu hồ sơ được xác lập sở hữu toàn dân để báo cáo Quốc hội quyết định. Đại diện Bộ Y tế kiến nghị thảo cần có quy định cụ thể về nội dung này để các cơ sở y tế có căn cứ thực hiện, phân loại tài sản công xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Liên quan vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, dự thảo sửa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã sửa đổi, bổ sung Điều 110 theo hướng sửa đổi trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo hướng đơn giản hóa, giao trách nhiệm lập phương án cho đơn vị chủ trì xử lý tài sản để tạo thuận lợi trong công tác quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tạo tính chủ động trong việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và hạn chế được các nguy cơ có thể xảy ra.
Tin liên quan
Xác định chính xác hiện trạng quản lý, sử dụng tài sản công
16:27 | 30/08/2024 Tài chính
Sẵn sàng tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước
07:58 | 02/09/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công
07:39 | 27/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
18:47 | 06/10/2024 Tài chính
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics